Đây quả thật là một suy nghĩ rất sai lầm. Trước tiên, chúng ta hãy khoan bàn tới chuyện kết hôn khi mà bạn chưa biết đối phương nghĩ như thế nào về những vấn đề mà rất có thể chúng sẽ là tác nhân đẩy cuộc hôn nhân của bạn vào ngõ cụt trong tương lai. Tuy nhiên, sẽ rất khó để có thể thỏa hiệp nếu hai bạn bất đồng quan điểm trong những vấn đề quan trọng dưới đây:
1. Con cái
Nên bàn luận trước với nhau về việc có con hay không, nếu có thì vào thời điểm nào. Bởi thực tế cho thấy mâu thuẫn trong chuyện có con hay không có con đã khiến nhiều cặp đôi phải chia tay trong tiếc nuối không bao lâu sau khi kết hôn. Nếu bạn nghĩ rằng cưới xong rồi sẽ từ từ thuyết phục chồng/vợ của bạn về chuyện này thì đây là một sai lầm lớn.
Hai bạn bên bàn luận trước khi kết hôn về việc có con hay không.
Mặc dù, vẫn có những cặp vợ chồng có con cho dù một trong hai người không muốn, nhưng như thế là bất công đối với con trẻ cũng như với chính cuộc hôn nhân của hai người.
2. Tiền bạc
Chuyện hai bạn sẽ quản lý tiền bạc như thế nào thực sự không phải là vấn đề lớn. Trên thế giới có nhiều cặp vợ chồng hạnh phúc, trong đó có những cặp quản lý tiền bạc chung cũng có những cặp mà mỗi người quản lý tiền bạc riêng. Vấn đề ở đây là hai bạn có thể bình tĩnh ngồi lại và nói chuyện tiền bạc một cách thực tế hay không.
Nếu việc tiền của hai bạn được dùng hoặc tiết kiệm như thế nào là điều gây tranh cãi trước khi kết hôn thì chuyện đó sẽ trở nên tệ hơn nữa khi hai người về sống dưới một mái nhà.
Nếu chồng/vợ tương lai của bạn không muốn nói đến vấn đề này, hoặc không nghĩ rằng thảo luận chuyện tiền bạc trước khi cưới là quan trọng, thì bạn hãy khoan bàn chuyện đám cưới cho tới khi vấn đề này được cả hai thống nhất.
3. Tình dục
Vấn đề này khá nhạy cảm khi mở lời, nhưng nó cũng cực kỳ quan trọng sau khi kết hôn. Vì vậy, không có lý do gì bạn lại chỉ ngồi ngồi “suy diễn và phỏng đoán” khi đó là về sức khỏe tình dục của hai bạn. Nếu bạn hoặc đối phương đang có vấn đề rắc rối về mặt tình dục, bạn không nên kết hôn cho tới khi vấn đề được giải quyết.
Nếu hai bạn không thể muốn thảo luận về vấn đề này thì đừng nghĩ tới chuyện kết hôn.
Ngoài ra, sự khác biệt trong thói quen, sở thích hay khao khát tình dục cũng như mọi vấn đề có liên quan thực sự có thể chia rẽ hai bạn.
Nếu hai bạn không thể nói về những chuyện này hay đối phương cảm thấy đây là điều không quan trọng, không cần bàn tới, hoặc không muốn thảo luận thì đừng nghĩ tới chuyện kết hôn.
4. Gia đình và họ hàng hai bên
Có thể gia đình và họ hàng rất mực yêu quý hai bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ nên can thiệp sâu vào quan hệ vợ chồng bạn. Vì thế, nếu một trong hai bạn không thể xác lập ranh giới rõ ràng với gia đình bố mẹ và hai bên nội ngoại về những chuyện như tiền bạc, con cái,… thì chuyện mâu thuẫn với gia đình chồng/vợ là điều rất dễ xảy ra.
5. Việc nhà
Hãy thử hỏi xem chồng/vợ của bạn có sẵn sàng chùi toilet hay không, nếu câu trả lời là “Không”, “Sao anh/em phải làm?” hoặc “Không phải đó là việc của anh/em sao?”, bạn có những phương án sau:
- Thuê người giúp việc nếu cả hai đều không muốn làm việc nhà.
- Bạn chấp nhận là người làm 90% những việc lặt vặt trong nhà.
- Thuyết phục chồng/vợ của bạn về tầm quan trọng của chuyện chia sẻ công việc nhà.
Ai sẽ phải làm việc nhà?
Nếu không có phương án nào khả thi, hãy khoan nghĩ tới đám cưới. Đây cũng là một trong những vấn đề “nhỏ mà không nhỏ” chút nào và cần thỏa thuận trước khi bạn ký vào giấy đăng kí kết hôn.
6. Ngày nghỉ
Câu trả lời cho câu hỏi “Anh/Em muốn làm gì trong ngày nghỉ của tụi mình?” sẽ hé lộ khá nhiều điều về mối quan hệ của hai bạn đang ở tình trạng tốt hay xấu:
- Chồng/Vợ tương lai của bạn thích làm gì lúc rảnh rỗi.
- Anh ấy/Cô ấy có xem trọng thời gian hai người ở bên nhau hay không.
- Anh ấy/Cô ấy xem trọng bạn hơn hay công việc hơn.
Thực tế đã cho thấy việc cân bằng giữa công việc và tình cảm, giữa thời gian dành cho gia đình và cho bản thân không hề là chuyện dễ dàng. Và nếu không bàn về vấn đề này trước khi cưới, bạn có thể sẽ cảm thấy bực mình vì chồng/vợ bạn dành quá nhiều thời gian cho bạn bè cũ, họ hàng hay cho những sở thích riêng của anh ấy/cô ấy.
Biết sử dụng thời gian nghỉ hợp lý sẽ giúp cho cả hai có thời gian bên nhau cũng như thời gian cho riêng bản thân mỗi người để dành cho những sở thích hay nhu cầu cá nhân khác.
7. Bia rượu, thuốc lá
Dù đã quen biết nhau trước khi cưới nhưng có thể bạn cũng thực sự hiểu rõ anh/cô ấy có nghiện bia rượu hay thuốc lá không. Vì vậy, bạn hãy hỏi thật kỹ về thói quen uống bia rượu hoặc hút thuốc của chồng/vợ sắp cưới của bạn. Điều này sẽ cho thấy anh ấy/cô ấy có khả năng bị nghiện chất kích thích hay không. Vấn đề này rất quan trọng vì nó không chỉ đe dọa cuộc hôn nhân của hai bạn mà còn có thể khiến bạn rơi vào cảnh thiếu thốn hay phạm pháp.
Hạn hãy hỏi thật kỹ về thói quen uống bia rượu hoặc hút thuốc của chồng/vợ sắp cưới của mình.
8. Bạo hành
Nếu chồng/vợ tương lai của bạn gặp rắc rối với việc kiểm soát cơn giận của bản thân, hoặc ghen tuông vô cớ, tìm cách kiểm soát việc bạn gặp ai, làm gì, thậm chí khiến bạn ở trong tâm trạng bất an, hãy hoãn ngay kế hoạch đám cưới lại. Đây là những dấu hiệu tiềm tàng cho chứng bạo hành. Đừng nghĩ rằng bạn có thể cứu được đối phương. Thực tế là bạn không thể vì đây là vấn đề cần sự can thiệp của các chuyên gia.
9. Sự chung thủy
Có một số người chấp nhận chuyện vợ hoặc chồng của mình có nhân tình bên ngoài, tuy nhiên hầu hết đều muốn mình là duy nhất đối với người ấy. Nếu người yêu của bạn có quan điểm khác bạn về chuyện như thế nào gọi là chung thủy thì hai bạn hay khoan nghĩ tới hôn nhân, cho tới khi vấn đề này được thảo luận và thống nhất.
10. Một cuộc hôn nhân bền lâu
“Anh/Em có nghĩ chúng mình sẽ chung sống hạnh phúc ba bốn chục năm tới không?” Nếu đối phương không muốn hoặc không thể trả lời được câu hỏi này, hai bạn cần ngồi xuống và nói về mong đợi của mỗi người đối với cuộc hôn nhân sắp đến.
Chỉ nên kết hôn khi cả hai đều muốn sống với nhau đến "răng long đầu bạc".
Xuân An