Người vợ kiểu nữ hoàng
Mẫu người vợ này sẽ trở thành trụ cột gia đình, đa số là người theo chủ nghĩa nữ quyền đích thực. Bất luận chuyện lớn nhỏ gì đều do họ làm chủ, người đàn ông trong gia đình căn bản là không có quyền lên tiếng, thậm chí là không có cả tự do cần thiết, vấn đề gì chàng cũng được vợ đồng ý mới dám làm.
Mối quan hệ gia đình kiểu “nữ mạnh, nam yếu” điển hình này thường do tính cách người đàn ông quá nhu nhược, thiếu bản lĩnh và tự tin với bản thân, hoặc có thể do chàng quá yêu thương vợ nên chiều chuộng đến mức nàng nắm giữ mọi quyền hành.
Người vợ kiểu bảo mẫu
Đây là kiểu phụ nữ có thể do thiếu độc lập về kinh tế hoặc địa vị giữa vợ chồng cách biệt quá lớn, hoặc cũng có thể do tính cách của nàng quá yếu đuối nên vô hình trung vị trí trong gia đình của nàng cũng ở thế yếu hơn, lâu ngày trở thành thói quen phục tùng, xem bản thân như bảo mẫu của cả nhà.
Kiểu người vợ này luôn phải quán xuyến mọi việc trong gia đình, trên phải cung kính và chăm sóc cha mẹ chồng, dưới phải nuôi dạy con cái nên người và đặc biệt đối với chồng nhất mực tuân theo, không bao giờ dám lên tiếng trái ý. Một người vợ hy sinh bản thân vì các thành viên trong gia đình thường dễ đánh mất chính mình và chịu nhiều thiệt thòi.
Kiểu người vợ quản gia
Lúc này, vợ giống như người nắm giữ tài chính trong nhà, chịu trách nhiệm là tay hòm chìa khóa, quản lý và sắp xếp mọi thu chi của gia đình. Với vai trò như một người quản gia chuyên giữ tiền nên quyền làm chủ vẫn là ở người chồng, đôi khi người vợ cũng có thể đưa ra ý kiến nhưng chỉ trên danh nghĩa đóng góp chứ không thể quyết định.
Đa số kiểu người vợ này làm việc rất quyết đoán và năng nổ nhưng do phải chăm lo mọi vấn đề ăn mặc và sinh hoạt của tất cả mọi người nên thường hay bị càu nhàu, xét nét và khó làm vừa lòng hết cả nhà.
Người vợ kiểu bạn đồng hành
Vị trí của người vợ như thế này còn được gọi là kiểu hợp tác, mối quan hệ giữa hai vợ chồng giống như hai người cộng sự hợp tác với nhau, mỗi người đều có nền tảng kinh tế riêng, tài sản cũng rất sòng phẳng, của chồng là của chồng, của vợ là của vợ, phân chia rõ ràng, chi tiêu trong gia đình thì thực hành theo “quy chế mỗi người góp một nửa”.
Người vợ kiểu tình nhân
Đa số đây là kiểu quan hệ mà khi hai người phải sống xa nhau, hoặc là kiểu tình nhân thực sự không được pháp luật bảo hộ trong hôn nhân đúng nghĩa. Vợ chồng sống ở địa điểm khác nhau, có thể là do các yếu tố khách quan như công việc, nhà ở, tái hôn… nên khó có thể chung sống cùng một mái nhà, trường hợp này là người vợ chính thức và hợp pháp.
Ngoài ra, người vợ kiểu tình nhân theo đúng nghĩa nhân tình trong bóng tối thì không mấy ai tán đồng với họ, rất khó để duy trì mối quan hệ bền vững và cũng không thể có hạnh phúc thật sự, dù cho họ có được người đàn ông xem như “vợ” đi chăng nữa.
Người vợ kiểu hữu danh vô thực
Kiểu phụ nữ này tuy trong gia đình vẫn có địa vị như một nữ chủ nhân nhưng thực chất nàng chỉ giống như “bình hoa di động” được “trưng bày” với danh nghĩa là vợ mà thôi, không hề có được quyền lợi chính đáng và không nhận được tình yêu chân thành từ người chồng. Đa số kiểu người vợ này chỉ biết cam chịu và phải sống theo mọi sắp đặt của người đàn ông, thậm chí anh ta có nhân tình hay “tổ ấm” khác bên ngoài thì nàng cũng không dám tỏ thái độ.
Người vợ kiểu hợp đồng
Một tờ giấy chứng nhận kết hợp kỳ thực chẳng qua cũng chỉ là bản hợp đồng hoặc là vĩnh cửu hoặc là ngắn hạn mà thôi. Người vợ kiểu hợp đồng thường là hai người đến với nhau không xuất phát từ tình yêu thực sự mà vì để đặt mục đích nào đó cho bản thân. Cuộc hôn nhân này mang đầy tính vụ lợi, gia đình không có nền tảng ổn định, luôn nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, một khi mục đích đã đạt được hoặc thời cơ “bay nhảy” khác đến thì hợp đồng sẽ sớm kết thúc.
Người vợ kiểu phụ thuộc
Kiểu phụ nữ này bất luận là về kinh tế hay tình cảm đều có tính dựa dẫm rất lớn đối với người chồng. Nàng xem người đàn ông như điểm tựa duy nhất của đời mình, một khi phải rời khỏi bến cảng bảo vệ này, nàng rất dễ mất phương hướng và sụp đổ hoàn toàn.
Nếu nàng phụ thuộc nhiều về kinh tế thì thường sẽ có năng lực sinh tồn rất kém, cuộc sống khó tự do mà luôn trông chờ sự cung phụng, chăm lo từ người chồng. Nếu nàng phụ thuộc nhiều về tình cảm thì thường là kiểu phụ nữ quen được nuông chiều, đương nhiên bao gồm cả cô nàng vốn tính lười biếng, ỷ lại.
Người vợ kiểu tri kỉ
Mối quan hệ giữa hai vợ chồng rất thân thiết, gần gũi và tâm đầu ý hợp, gần như cả hai có cái gọi là “thần giao cách cảm”, rất thấu hiểu đối phương. Người vợ không những có thể hiểu được nguyện vọng, tâm tư của chồng mà còn luôn chuẩn bị, chăm sóc chu đáo khi nửa kia cần. Bất luận là sự nghiệp hay cuộc sống, nàng luôn là người trợ thủ đắc lực của chồng.
Người vợ kiểu tri kỉ có thể nói đảm đương xuất sắc nhiều vai trò ở bên cạnh người chồng, vừa là một người bạn chân thành, một người thân đầy yêu thương, vừa là một tình nhân thú vị. Vì vậy, nàng có thể cùng bạn đời tạo nên cuộc sống gia đình sung túc và lãng mạn.
Người vợ kiểu tình thân
Kiểu người vợ này là sự pha trộn của rất nhiều vị trí khác nhau đối với người chồng. Nàng vừa giống như người mẹ, người chị khi yêu thương, chăm sóc chồng, lại có khi giống như một cô con gái ngoan ngoãn trước người đàn ông của mình. Có thể nói, nàng là điểm tựa vững chắc và bình yên cho chồng như người thân ruột thịt. Đa số đây là kiểu phụ nữ dịu dàng, ấm áp, biết suy nghĩ cho người khác, có thể giữ vừng sự hài hòa và ổn định của gia đình.
st