Đăng bởi Thuận Huỳnh - 24/10/2021 | Lượt xem: 1443
Giống như bánh xu xê ở việt nam, rất nhiều nước trên thế giới cũng có riêng cho mình một loại đồ ngọt để chúc mừng cho hạnh phúc lứa đôi. Hôm nay Marry sẽ chia sẻ với mọi người đôi chút những thông tin về các loại bánh truyền thống được các quốc gia sử dụng trong ngày cưới.
1. Bánh Šakotis (Lithuania)
Chiếc bánh Sakotis luôn xuất hiện trong bữa tiệc cưới, giao thừa hay mừng năm mới tại đây, bởi vì chúng đại diện cho những lời chúc tốt lành, về sự phát triển, thịnh vượng.
2. Bánh cưới tại Bermuda
Ở Bermuda, các cặp đôi mới cưới thường được đãi mỗi người một chiếc bánh, mỗi chiếc được trang trí theo một cách khác nhau để tượng trưng cho những gì họ hy vọng sẽ mang đến cho sự đoàn viên. Thông thường, bánh cô dâu có 3 tầng và được làm bằng bánh trái cây và được phủ một lớp đá bạc, mang ý nghĩa tượng trưng cho cuộc hôn nhân đơm hoa kết trái của họ. Chiếc bánh một tầng của chú rể được phủ một lớp đá vàng để tượng trưng cho sự thịnh vượng. Cả hai chiếc bánh đều được phủ trên cùng với cây tuyết tùng, mà cặp đôi sau này trồng trong vườn của họ để biểu thị tình yêu đang phát triển của họ.
3. Jordan Almonds (Ý)
Hạnh nhân Jordan thường được tặng như một món quà cưới ở nhiều vùng của Ý. Hạnh nhân được phủ đường, và mặc dù chúng có thể có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng màu trắng thường là một lựa chọn rất phổ biến. Chúng cũng được dùng làm vật trang trí và có thể được nhìn thấy xung quanh địa điểm tổ chức đám cưới. Vị đắng của hạnh nhân tượng trưng cho sự sống, và lớp đường bao phủ nhằm khuyến khích các cặp đôi mới cưới có một cuộc sống ngọt ngào hơn.
Trong đám cưới của người Ý, đúng năm quả hạnh được đưa ra. Năm hạnh này biểu thị cho cặp vợ chồng mới cưới: sức khỏe, sự giàu có, hạnh phúc, khả năng sinh sản và tuổi thọ.
4. Bem Casado (Brazil)
Tên bánh Bem Casados theo nước Brazil có ý nghĩa là “hôn nhân hạnh phúc”. Đây là một loại bánh truyền thống trong lễ cưới của người dân Brazil. Chiếc bánh gồm hai bánh xốp tròn, nhỏ, kẹp giữa là sốt caramel, kem trứng hoặc mứt và được gói, thắt nơ xinh xắn, để tặng cho các vị khách mời vào cuối buổi lễ như lời cảm ơn.
5. Bánh Korovai (Ukraine)
Korovai. Một bánh mì cưới truyền thống được nướng từ bột mì được tô điểm bằng những lá cờ nhỏ và tượng nhỏ (mặt trời, mặt trăng, chim, động vật, v.v.). Nguồn gốc của nó là cổ xưa, và nó là một di tích của niềm tin ngoại giáo vào các tính chất kỳ diệu của hạt. Phụ nữ đã chuẩn bị nó trong khi hát những bài hát đám cưới truyền thống tại nhà mới của cặp vợ chồng sắp cưới. Cô dâu và chú rể đã được ban phước với nó trước lễ cưới của họ. Trong đám cưới, korovai được giữ ở một nơi nổi bật, và cô dâu được chào đón khi cô đến nhà mới.
Các vật dụng trang trí tô điểm cho bánh thường được làm bằng bột được tạo hình thành nhiều hình tượng khác nhau. Một số biểu tượng phổ biến hơn bao gồm chim bồ câu đại diện cho tình yêu và sự chung thủy, quả thông để tượng trưng cho khả năng sinh sản và cây dừa cạn để biểu thị sự tinh khiết.
6. Foy Thong (Thái Lan)
Foy Thong, được hiểu là món “Những sợi tơ vàng”, được làm từ lòng đỏ trứng và siro đường và là món tráng miệng tại tiệc cưới của người Thái Lan. Khi chế biến, người ta cố gắng làm những "sợi tơ vàng" này càng dài càng tốt, vì đây được xem là biểu tượng cho tình yêu bất tận và thăng hoa của đôi trai gái.
7. Kransekake (Na Uy)
Kransekake không như những chiếc bánh kem được làm theo ổ lớn và trang trí bằng kem, mà là những chiếc bánh nhỏ xếp chồng lên nhau một cách khéo léo để tạo thành một chiếc bánh kem lớn đầy hấp dẫn.
Hình dáng của Kransekake khiến người ta nghĩ đến chiếc nhẫn cưới truyền thống, tượng trưng cho sự gắn kết của đôi uyên ương nên Kransekage được chọn làm bánh cưới hoặc các dịp lễ quan trọng của người Na Uy.
Bữa tiệc cưới của người Na Uy không thể thiếu được ly rượu champagne đặt ở giữa vòng bánh kransekake để có ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể và đôi khi người ta thấy thế ly rượu bằng một nhánh hoa thân dài tạo chi tiết thẩm mỹ cho bánh.
8. Prinsesstårta (Thụy Sĩ)
Tiền thân Prinsesstårta không phải là bánh dùng cho ngày cưới mà sinh ra với tư cách món tráng miệng dành riêng cho các công nương của hoàng tộc Thụy Sĩ. Khi vua Carl Gustaf 16 ra đời sau một thời gian dài thân mẫu không sinh được hoàng tử mà chỉ toàn công chúa, Hoàng gia Thụy Sĩ đã “tạ ơn trời” bằng cách sáng tạo ra một loại bánh ngọt ngào, xinh xắn dành riêng cho… 4 công chúa trước đó, đồng thời là chị gái của Carl Gustaf.
Dần dần theo thời gian, người Hoàng gia cũng như những quý tộc làm bánh Prinsesstårta làm bánh cưới với hình dáng sang trọng, màu sắc nhẹ nhàng, dễ chịu nhất. Bánh thường có lớp vỏ hạnh nhân bên ngoài có màu xanh bạc hà hay hồng phấn thu hút.
9. Croquembouche (Pháp)
Croquembouche được người Pháp yêu thích bởi nó mô phỏng lại kì quan đáng tự hào của dân tộc họ - tháp Eiffel. Được hình thành từ một tháp su kem và bao phủ bởi phần đường kéo chỉ, Croquembouche có ý nghĩa tương đồng với các loại bánh cưới khác trên Châu u là sự cầu chúc hôn nhân hạnh phúc, ấm cúng.
10. Fruitcake (Anh)
Fruitcake ngày cưới còn được phủ lớp bột hạnh nhân bên ngoài và được trang trí lộng lẫy với fondant trắng tinh, mượt mà, rực rỡ. Fruitcake đối với người Anh có một ý nghĩa rất sâu sắc được thể hiện qua nguyên liệu kết hợp chúng: trái cây cùng rượu trong bánh như lời cầu chúc gia đình thịnh vượng, sinh con như ý, kèm thêm hương vị ngọt ngọt pha chút chua chua của trái cây sẽ khiến món bánh không bị ngán, thêm vị rượu nhẹ nhàng, thanh tao, khiến fruitcake trở thành chiếc bánh phù hợp với bữa tiệc đám cưới từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.