Thanh toán

12 Kiêng Kị Trong Cưới Hỏi Ông Bà Xưa Đã Căn Dặn, Ai Cũng Nên Nghe Để Hôn Nhân Hạnh Phúc

Đăng bởi Marry Doe - 02/10/2018   |   Lượt xem: 5125

Cưới hỏi là chuyện quan trọng của một đời người, vì vậy, để phòng tránh những điều không may mắn có thể xảy đến cho cặp đôi mới cưới, ông bà ta đã đưa ra các phong tục trong lễ cưới mà hầu như bất cứ ai cũng phải thực hiện.

Đám cưới là một trong những thời điểm quan trọng nhất của con người, vì vậy, mọi thứ diễn ra trong ngày cưới đều phải được chuẩn bị thật kĩ lưỡng. Có kiêng có lành, trong ngày cưới hỏi theo tục lệ người Việt, rất nhiều điều kiêng kị mà bất cứ ai cũng nên tuân theo. 1. Trong ngày cưới, bạn không được làm vỡ đồ vật. Quan niệm này cũng giống như quan niệm trong ngày Tết, nếu làm vỡ ly hoặc gãy đũa thì đây đều là những điềm xui cho cặp đôi mới cưới. Đặc biệt, khi chụp ảnh cưới trước ngày kết hôn, các cặp đôi cũng phải hết sức cẩn thận không được để vỡ khung tranh kính, vì người xưa cho rằng nếu làm vỡ thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, dễ chia lìa. 2. Khi cô dâu có bầu trước khi cưới, thì trong ngày rước dâu, cô dâu không được đi vào nhà trai bằng cửa chính mà phải đi bằng cửa sau. Nếu nhà trai không có cửa sau, cô dâu phải bước qua một cái thau đựng bồ kết nước trên than hồng. Đây là quan niệm của ông bà cho rằng cặp đôi đã lỡ “ăn cơm trước kẻng” khi bước vào nhà trai bằng cửa chính thì nhà trai sẽ không làm ăn phát đạt. Những phong tục trong ngày cưới mà bạn nên tuân theo để tránh rước họa 3. Khi đoàn rước dâu đến nhà trai, mẹ chồng cầm bình vôi hoặc chùm chìa khóa lánh đi nơi khác khi con dâu bước vào nhà, không chạm mặt ngay, với ý nghĩa rằng dù có thêm thành viên mới nhưng mẹ chồng vẫn là người làm chủ gia đình. 4. Sau lễ gia tiên, mẹ chồng và nàng dâu mới gặp nhau. Mẹ chồng sẽ không đón con dâu ở ngoài cổng, vì người xưa cho rằng như vậy thì con dâu và mẹ chồng sẽ không xung khắc và con dâu đòi về nhà mẹ đẻ. Ngoài ra, ở 1 số địa phương còn kiêng kị mẹ việc mẹ chồng đi rước dâu. Mẹ chồng chỉ được đi cùng với một người trong họ đến để làm lễ rước dâu, và không được đi cùng lúc với đoàn rước dâu. Những phong tục trong ngày cưới mà bạn nên tuân theo để tránh rước họa 5. Khi về nhà chồng, cô dâu không được ngoảnh mặt nhìn lại nhà mẹ đẻ khi đi cùng với đoàn rước dâu, thậm chí ở một số địa phương, mẹ đẻ cũng không xuất hiện trong đoàn rước dâu. Bởi người xưa cho rằng nếu làm như vậy, cô dâu sẽ cảm thấy lưu luyến và khóc lóc và sớm bỏ chồng để về nhà mẹ đẻ hoặc không toàn tâm toàn ý chăm sóc cho gia đình chồng, và chỉ có bố đưa con gái về nhà chồng. 6. Một phong tục khác khá phổ biến đó chính là cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón. Nếu cô dâu tự ý xuất hiện, người ta cho rằng như vậy sẽ mất duyên. Cô dâu phải ở trong phòng và tuyệt đối không được ra ngoài cho đến khi chú rể hoặc mẹ đẻ dắt ra. Những phong tục trong ngày cưới mà bạn nên tuân theo để tránh rước họa 7. Nếu gia đình bạn muốn có cả đám hỏi và đám cưới, thì buộc phải thực hiện đám hỏi trước rồi mới thực hiện đám cưới sau. Tuy nhiên, tục lệ này chỉ áp dụng cho nhà gái mà thôi. 8. Một phong tục khác cũng khá phổ biến đó chính là không tổ chức lễ cưới khi nhà có tang. Vì đám tang là sự mất mát, đau thương, nên không thể tổ chức tiệc tùng vui chơi trong khoảng thời gian này. Nếu đã đến lúc thành gia lập thất thì phải đợi đến lúc hết tang mới được tổ chức. Tương tự như vậy, những người nhà đang có tang cũng không nên mời đến dự đám cưới, vì theo cổ nhân, họ sẽ mang đến vận rủi cho gia đình. 9. Trước lễ cưới không đeo nhẫn cưới, vì theo người xưa, nhẫn cưới là nhẫn trơn và cô dâu, chú rể chỉ được đeo nhẫn cưới sau khi cưới thì gia đình sau này mới được hạnh phúc, nếu không mọi thứ sẽ bị xáo trộn. Những phong tục trong ngày cưới mà bạn nên tuân theo để tránh rước họa 10. Những người từng mất vợ, mất chồng, người hiếm muộn, gia đình lục đục, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc cũng sẽ không được đi đón dâu. Bởi theo phong tục người xưa, những người này sẽ mang đến những điều không may mắn cho cuộc sống của gia đình cô dâu chú rể. 11. Một phong tục cũng được áp dụng rất rộng rãi đó chính là chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Người xưa kiêng cưới vào năm kim lâu, tức là năm mà cô dâu có số tuổi với số phía sau là 1,3,6,8 (21,23,26,28…) để tránh những vận rủi như hôn nhân không hạnh phúc, gia đình tan vỡ, con cái hiếm muộn và khó nuôi.. 12. Trước ngày cưới, hai gia đình phải chuẩn bị những vật phẩm truyền thống như gà, xôi, rượu, hoa quả… không được để bàn thờ gia tiên sơ sài. Khi làm lễ, cô dâu và chú rể sẽ thắp nhang và lạy trước bàn thờ, cũng như hứa hẹn sống chung với nhau trọn đời, vì vậy, bàn thờ phải được chuẩn bị đầy đủ, tươm tất. Những phong tục trong ngày cưới mà bạn nên tuân theo để tránh rước họa Trên đây là 12 kiêng kị, tập tục trong ngày cưới mà ông bà xưa đã căn dặn chúng ta. Thiết nghĩ có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nên nếu bạn chuẩn bị tổ chức hôn lễ, đừng quên những lời căn dặn này nhé. Bạn nghĩ sao về 12 điều trên? Cùng chia sẻ ý kiến với Bestie nhé. Ảnh: Internet Nguồn:  thethaovanhoa.vn 

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào