Đăng bởi Marry Doe - 06/02/2018 | Lượt xem: 4967
“Rắc rối đám cưới” là điều không thể tránh khỏi khi tổ chức hôn lễ, đôi khi còn mang tính chất hết sức nặng nề, phá hủy không khí ngày vui hạnh phúc, vì vậy chúng ta phải giảm thiểu các “rắc rối” đó một cách thấp nhất có thể. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các rắc rối thường gặp trong ngày cưới mà các cặp đôi sẽ phải đón nhận, các bạn hãy đọc để thay vì “chống” thì nên “phòng”.
“Rắc rối đám cưới” là điều không thể tránh khỏi khi tổ chức hôn lễ, đôi khi còn mang tính chất hết sức nặng nề, phá hủy không khí ngày vui hạnh phúc, vì vậy chúng ta phải giảm thiểu các “rắc rối” đó một cách thấp nhất có thể. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các rắc rối thường gặp trong ngày cưới mà các cặp đôi sẽ phải đón nhận, các bạn hãy đọc để thay vì “chống” thì nên “phòng”.
1) Thỏa hiệp về trang phục cưới truyền thống Việt Nam hay trang phục hiện đại
Việc thống nhất trang phục không chỉ đến từ cô dâu chú rể mà còn từ ý kiến của các bậc phụ huynh đôi bên. Sẽ là một rắc rối nhỏ chút xíu nhưng sẽ không đáng ngại vì các bậc phụ huynh cũng rất "thoáng" trong vấn đề này.
2) Thống nhất ngày, giờ cưới -lễ ( theo tuổi vợ )
Xem ngày – giờ để tổ chức đám cưới cũng rất quan trọng với các bậc phụ huynh hai bên, thường thì sẽ chọn ngày đẹp trong năm đồng thời tùy thuộc vào tuổi, mệnh của cô dâu chú rể mà chọn giờ. Thủ tục này chỉ cần đôi bên phụ huynh thống nhất ngày – giờ tổ chức nên cũng đơn giản. Nhưng đôi khi sẽ rất vướng mắc cho cả 2 bên gia đình nếu như đôi bên không thống nhất được ngày giờ, do cả đôi bên đều cố chấp cương quyết theo người “thầy” mà mình đã đi xem.
3) Thực khách được mời và kén chọn
Khách mời đến dự tiệc cũng là một trong những vấn đề không hề nhỏ, nếu không tính toán chuẩn xác sẽ ảnh hưởng đến ngân sách đám cưới. Bên cạnh đó, khách mời đến dự thường sẽ để lại những lời khen thưởng/phê bình đối với thức ăn, trang trí trong đám cưới.
4) Tiết kiệm ngân sách đám cưới
Dự trù được ngân sách đám cưới, các cặp đôi cũng như các bậc phụ huynh sẽ chủ động được trong khách mời, chi phí phát sinh và có thể tiết kiệm được những khoản tiền không đáng có để dành cho tương lai sau này
5) Dự tính ngân sách cho phù dâu, phù rể ( nếu có)
Về phù dâu, phù rể thường có nhiều trong đám cưới phương Tây hiện đại chứ tại phương Đông chúng ta cũng chưa xuất hiện nhiều. Tuy nhiên nếu chúng ta có dự định thì cũng nên dự trù kinh phí với vấn đề này.
6) Thiếu/ thừa thức ăn trong đám cưới ( thiết lập danh sách mời chuẩn)
Khi lượng khách mời không được tính toán chuẩn xác, thì trường hợp thừa/thiếu thực phẩm sẽ xảy ra, khách mời đến đông quá thì sẽ thiếu, khách mời không đến đông đủ thì sẽ thừa (nếu thừa,chúng ta nên chia cho mọi người, tránh “lãng phí thức ăn” ).
Để tránh trương hợp thừa/thiếu thức ăn, các bạn nên cân đối danh sách mời chuẩn và thực đơn phù hợp, tránh lãng phí.
7) Hoa trang trí đám cưới ( hoa bàn tiệc cưới, hoa cô dâu,chú rể..)
Phải chú ý đến hoa để bàn đám cưới, hoa cô dâu, hoa xe chú rể… vì chúng có thể bị héo, rơi rụng bất kỳ lúc nào.
8) Rắc rối đến từ những đứa trẻ tinh nghịch
Các cô – cậu bé thường rất hay nô đùa, nghịch ngợm trong ngày cưới. Đôi khi chúng lại vô tình gây ra “ tai nạn không hề muốn” trong ngày cưới như : đổ vỡ bình hoa, chén, đĩa, cốc…
9) Đau mỏi chân vì nghi thức lễ cưới truyền thống mất thời gian quá lâu
Theo thủ tục truyền thống, cô dâu chú rể phải đứng trong trong thời gian khá lâu ( 2 -3 tiếng) vì rất nhiều nghi lễ thủ tục trong ngày cưới. Nếu đám cưới truyền thống “thuần” thì sẽ còn phải lâu hơn nữa.
10) Dịch vụ, địa điểm tổ chức
Vì điều kiện ở thành phố chật hẹp, nhiều nhà phải tìm địa điểm tổ chức đám cưới ( thường thì chọn địa điểm gần nhà để còn tiện trang điểm, làm lễ gia tiên…). Về điều này thường do các bậc phụ huynh quyết toán, nhưng để chọn được một địa điểm, dịch vụ tốt còn rất nhiều băn khoăn, đặc biệt là phải phù hợp với kinh tế gia đình.
11) Xô xát trong đám cưới
Trong đám cưới, không thể thiếu những chén rượu, những cốc bia chúc mừng hạnh phúc. Nhưng đó đôi khi lại là mặt trái, rượu bia dễ dẫn đến không thể kiểm soát được hành động, tự chủ bản thân kém, xô xát có thể xảy ra, nhất là đối với các đối tượng thanh,thiếu niên.
12) Chú rể hoặc cô dâu đột nhiên biến mất
Sự việc này rất hiếm xảy ra nên mọi người thường không để ý. Nhưng nếu xảy ra thì sẽ là một rắc rối cực kỳ to lớn. Điển hình như có trường hợp cô dâu biến mất ở Gia Lai. Sự biến mất của cô dâu khiến quan viên hai họ tá hỏa đi tìm,gia đình rối như tơ vò, bạn bè người thân vì thế cũng chẳng còn tâm trạng nào mà nghĩ chuyện tiệc tùng, người ra về, người ở lại động viên chú rể, bàn chuyện giải quyết hậu quả do cô dâu để lại.
13) Thời tiết không thuận lợi
“Nắng mưa là chuyện của trời
Đám cưới là việc của tôi với nàng”
Tuy nói vậy nhưng thời tiết “nắng mưa” ảnh hưởng không hề nhẹ đến không khí đám cưới, đôi khi còn gây ra những trường hợp khó đỡ.
14) Những tiết mục văn nghệ khó đỡ
Chắc hẳn việc này đã không còn xa lạ đối với giới trẻ hiện nay, những tiết mục văn nghệ “khó đỡ” nhất có lẽ đến từ bạn bè, và “khó đỡ” hơn cả nữa là đến từ người yêu cũ.
15) Vất vả đến từ váy cưới của cô dâu
Các cô dâu thường tâm sự, truyền tai nhau về nỗi khổ của chiếc váy cưới khi đi chúc rượu, di chuyển khó khan trong khi váy cưới nặng, đuôi váy phồng và nhiều lớp. Nếu có điều kiện thời gian, sau khi kết thúc tổ chức thì cô dâu nên thay váy cưới bằng váy dạ hội hoặc áo dài để đi chào khách.
16) Đeo nhẫn nhầm ngón và không tháo được ra
Khi đang tổ chức hôn lễ và làm lễ trao nhẫn của các cặp đôi, có thể xảy ra đeo nhẫn cưới nhầm ngón và không tháo ra được. Đây thật sự là một tình huống dở khóc dở cười cho cả cô dâu và chú rể.Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì những người tham dự tiệc ở dưới cũng sẽ không để ý đến chuyện này.
Cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm theo dõi, mong rằng đã mang lại những thông tin hữu ích dành cho các "couple" đang và sẽ chuẩn bị đám cưới. Và đừng quên phương châm " Đám cưới hiện đại, tiết kiệm ngân sách" nhé các bạn.