Thanh toán

3 bí quyết chọn lọc khách mời tham dự đám cưới

Đăng bởi Marry Doe - 06/02/2021   |   Lượt xem: 19953

Ai sẽ là khách mời trong đám cưới của bạn và ai không phải? Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn lên được danh sách khách mời nhanh chóng và tránh bỏ sót.

Ai sẽ là khách mời trong đám cưới của bạn và ai không phải? Một vài bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn lên được danh sách khách mời nhanh chóng và tránh bỏ sót.

Có rất nhiều rắc rối có thể phát sinh trong quá trình chọn lọc khách mời. Phần nhiều, bạn sẽ muốn thực hiện một đám cưới không có khách mời nào là trẻ em, không có những người họ hàng xa đến nỗi chẳng thể nhớ được là ai. Thế nhưng, vào 3 tuần trước đám cưới, mẹ chồng bạn bảo rằng cần mời thêm 3 vị khách, và họ sẽ mang theo con nhỏ… Trong những tình huống như thế này, bạn cần chuẩn bị 3 bí quyết dưới đây để giảm thiểu những rắc rối.

Phân nhóm khách mời

Số lượng khách mời đám cưới phụ thuộc vào hầu bao mà bạn đang có, tuy nhiên, việc chọn mời người này và bỏ qua người khác lại được quyết định dựa trên mối quan hệ của gia đình bạn với người khách ấy.

Vì vậy, bạn có thể lập 4 danh sách A, B, C, D để nhóm từng nhóm khách mời lại. Nhóm A là những khách mời không thể thiếu như thành viên gia đình, bạn bè thân thiết…Nhóm B là những người có quan hệ trực tiếp trong cuộc sống và công việc như bạn học, đồng nghiệp, đối tác… Nhóm C bao gồm những bạn bè của bố mẹ hai bên. Nhóm D là nhóm những vị khách bạn ít liên lạc nhất, như bạn bè từ thời trung học, những đồng nghiệp cũ…

Khi cần điều chỉnh danh sách khách mời, tăng hoặc giảm, bạn sẽ bắt đầu ở nhóm D trước, và tuần tự tiến ngược về nhóm A.

3 bí quyết chọn lọc khách mời đám cưới Việc chọn lọc khách mời cũng giúp các vị khách cảm thấy vui vẻ, không có cảm giác bị "đòi nợ" khi nhận được thiệp cưới của bạn

Khách mời của bố mẹ

Trong nhiều đám cưới, lượng khách mời của bố mẹ thậm chí còn nhiều hơn khách mời của cô dâu và chú rể cộng lại. Khách mời của bố mẹ cũng chính là một trong những vấn đề gây rắc rối nhất trong quá trình tổ chức đám cưới. Số lượng các khách mời này có thể tăng hoặc giảm đột ngột mà bạn rất khó lường trước. Ngay từ đầu, bạn nên phân chia mọi thứ rõ ràng với cả hai bên gia đình. Có một số quy tắc cần được thống nhất, chẳng hạn: những vị khách quá 6 tháng không liên lạc sẽ không được mời. Tiếp đó, bạn cần giới hạn số lượng khách mời tối đa. Và bố mẹ cần chuẩn bị một danh sách khách mời dựa trên giới hạn này. Trong rất nhiều trường hợp, một gia đình sẽ đảm nhận hầu hết chi phí của đám cưới. Nhưng dù có như vậy, bạn vẫn phải đi đến thống nhất số lượng khách mời công thỏa đáng cho cả hai bên gia đình.

Khách đi kèm

Ngoài những vị khách chính, bạn có thể cần đón tiếp cả những “file đính kèm” bao gồm vợ/chồng, người yêu và con cái của các vị khách. Bạn nên ghi rõ trên thiệp một câu ghi chú như “vui lòng thông báo trước nếu bạn có người đi cùng” để dễ dàng nắm được số lượng, hoặc phán đoán xem những vị khách nào thường đi kèm 1 người khác để từ đó đặt đủ bàn cho họ.

Bình luận

Viết Đánh Giá
L
đây chắc là vấn đề đau đầu nhất khi cưới, nhiều khi người không được mời lại giận, mà nhiều khi người mình mời lại không muốn đi T.T
S
cảm ơn bài viết , hay cực
M
cảm ơn bài viết ^_^ hay vô cùng
H
đều là những ý kiến rất hay ha
H
chuẩn không cần chỉnh luôn nha
H
nhiều đám cười CDCR mời khách đại trà quá làm không khí buổi tiệc bị loãng
L
MỘt trong những kinh nghiệm của mình , đó là, bạn bè quá xa, quá lâu ko gặp thì ko mời. vì nhiều khi, đám cưới họ mình cũng ko đi, mời lại gây khó xử cho họ.
J
Kinh nghiệm rất hay và hữu ích
N
Mình chưa cưới nhưng thấy ở nhà bố mẹ mời cỗ nọ kia cũng thấy cân nhắc nhiều lắm.lựa chọn kỹ càng, để không thiếu sótt khách mời quan trọng, không mời những khách không nên mời
N
Bí quyết chọn lọc khách mời này thật hữu ích, mình phải note lại mới được