Thanh toán

4 kịch bản cho khủng hoảng trước ngày cưới

Đăng bởi Marry Doe - 16/03/2017   |   Lượt xem: 977

Trong quá trình tất bật chuẩn bị cho lễ cưới, nhiều cô dâu chú rể thường rơi vào khủng hoảng nhưng không phải ai cũng nhận ra điều ấy.

1. Mắc phải chứng cuồng ăn Ăn là cách (mà bạn nghĩ là) giúp bạn thoát khỏi cảm giác căng thẳng khi phải đối diện với những rắc rối trong quá trình chuẩn bị cho lễ cưới của mình. Đó là những phản ứng mù quáng khi tâm trạng mơ hồ, tiêu cực. Phụ nữ có thể không biết điều gì khiến mình bất an nhưng chắc chắn rằng những món ăn ngon có thể giúp cho tinh thần khá hơn. Nhưng bi kịch là, ta lại bắt đầu lo lắng về cân nặng và hậu quả là càng ăn nhiều hơn. Triệu chứng này cứ thế mà tiếp tục tạo thành một vòng luẩn quẩn. Kết thúc câu chuyện: Sân khấu phải sửa lại cho kiên cố hơn và trang phục cưới phải nới ra vài (hoặc vài chục) centimet để bạn có thể nhét vừa mình vào. 2. Cáu gắt Bạn sẽ dễ dàng phát điên và to tiếng với mọi người vì bất kỳ chuyện gì xảy ra, có thể chỉ vì chiếc đầm cưới giao muộn 5 phút, món tráng miệng trong buổi tiệc phải thay đổi, vì trời nắng, vì trời mưa… Dù chỉ là những chuyện vô cùng nhỏ nhặt nhưng cũng đủ khiến cho bạn phải cuống lên. Mọi thứ trở nên phiền phức, ngay cả người sắp trở thành vợ hoặc chồng tương lai của mình. Kết thúc câu chuyện: Bạn sẽ có một chất giọng khàn tuyệt hay vào ngày cưới, hoặc tệ hơn là bạn sẽ được đóng luôn cả hai vai – cô dâu và chú rể trong ngày cưới của mình. 3. Hối hận “Chúng ta không thể sống chung với nhau. Hủy đám cưới đi” – đây là kịch bản luôn chạy song song với kịch bản thứ hai. Mọi thứ diễn ra rất tốt đẹp cho đến khi gần đến ngày cưới, bỗng dưng bạn phát hiện chàng/ nàng thay đổi hoàn toàn, không giống như những gì bạn từng biết. Bên cạnh đó, còn có thêm những tác động bên ngoài, chẳng hạn như tòa nhà bạn đang làm việc vừa có công ty mới chuyển đến, trong đó có mấy chàng (nàng) dễ thương… Tự dưng bạn cảm thấy tiếc cho quyết định kết hôn của mình. Kết thúc câu chuyện: Độc thân suốt đời vì dễ nản lòng và đứng núi này trông núi nọ. 4. “Im thin thít và lặn mất tăm” Nguyên nhân là gì? Có thể vì lúc này đây, bạn chưa muốn kết thúc cuộc sống tự do bay nhảy của mình. Có thể bạn đang căng thẳng đến cực độ nhưng không dám đối mặt giải quyết (vì cơ bản là bạn vẫn còn đang mơ hồ và cố gắng “điểm tên” những lo lắng mà mình đang gặp phải). Và cuối cùng bạn lựa chọn cách bỏ trốn thật xa một thời gian, để khỏi phải vò đầu bứt tai suy nghĩ, lựa chọn và đưa ra quyết định. Kết thúc câu chuyện: Tốn tiền cho những cuộc “đào tẩu”, lâu dài dẫn đến phá sản. Điều may mắn là kịch bản này bạn không chỉ được đóng vai chính, mà còn được quyền làm biên kịch cho mình. Vậy nên, viết nó thế nào là tùy bạn, thậm chí cả với bốn kịch bản đầy khủng hoảng này – bạn vẫn có quyền cho chúng một happy ending! (ST)

Bình luận

Viết Đánh Giá
T
Cả đời ai cũng một lần trải qua
T
Em vốn tròn sẵn chị à, ăn nhiều là tăng cân, mà ăn ít cả nửa năm mới ốm lại 1tí. Chị Vân giống em á
N
ta vẽ ra viễn cảnh để chuẩn bị tâm lý đó hi
N
bạn cuồng ăn có bị lên cân hok, chứ mình ăn nhìu 1 chút là cân nặng lên vù vù, sợ ko mặc được áo cưới
V
cứ buồn là muốn ăn cái gì đó là bệnh của mình
V
nghĩ đến viễn cảnh đó mà thấy hoảng
T
Mình cũng có cuồng ăn