Đăng bởi Marry Doe - 09/12/2019 | Lượt xem: 1253
Ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến với phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh thường khó phát hiện sớm và tỷ lệ tử vong ở giai đoạn muộn của bệnh rất cao. Để phòng ngừa căn bệnh, tiêm phòng ung thư cổ tử cung là một phương pháp được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những thông tin về điều này.
Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung là gì?
Hiện nay mới chỉ có vacxin phòng lây nhiễm virus HPV. Bởi theo nhiều nghiên cứu khoa học, có đến 99,0% người bệnh mắc ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của virus HPV.
Ung thư cổ tử cung đang là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến với phụ nữ
Có 2 loại vacxin phòng ngừa lây nhiễm virus HPV thuộc những type có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao. Số mũi tiêm cần đủ cho việc phòng ngừa virus HPV là 3 mũi. Chưa có khuyến cáo về việc tiêm nhắc nhở lại sau khi đã tiêm đủ 3 mũi theo lịch trình.
Vacxin Cervarix: Phòng ngừa virus HPV type 16 và type 18. Đây là 2 type chiếm 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 1 – 6 tháng.
Vacxin Gardasil: Phòng ngừa virus HPV type 6 và type 11 (gây bệnh sùi mào gà); phòng ngừa HPV type 16 và type 18 gây ung thư cổ tử cung. Khoảng thời gian giữa các mũi tiêm lần lượt là 0 – 2 – 6 tháng.
Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung khi nào?
Về độ tuổi tiêm phòng vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV), các chuyên gia khuyến cáo tiêm cho tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26. Nên tiêm càng sớm càng tốt vì sẽ giúp tăng cao khả năng đáp ứng miễn dịch. Vacxin phòng ngừa virus HPV có tác dụng lên đến 30 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng.
Vacxin phòng ngừa virus HPV có tác dụng lên đến 30 năm kể từ mũi tiêm cuối cùng
Phụ nữ đã quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm HPV vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Vacxin giúp chống lại các chủng virus HPV chưa xâm nhập và tránh tái nhiễm những virus đã từng được cơ thể đào thải. HPV có nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một type HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để được bảo vệ tránh lây nhiễm những type HPV khác.
Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung sau bao lâu thì có thai được?
Vắc xin phòng HPV không chỉ định tiêm cho phụ nữ có thai. Vì thế, nếu chị em có dự định sinh em bé, chỉ nên mang thai sau khi kết thúc mũi tiêm cuối cùng ít nhất 1 tháng, tốt nhất là 3 tháng. Trong trường hợp đã tiêm 1 hoặc 2 mũi thì phát hiện mang thai, nên hoãn tiêm mũi còn lại cho tới khi kết thúc thai kỳ.
Tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?
Chị em nên lựa chọn các trung tâm tiêm chủng lớn và uy tín, cập nhật vacxin thường xuyên, có tiện ích đặt giữ vacxin để đảm bảo được tiêm phòng HPV đủ liều và đúng lịch.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về vấn đề “Tiêm phòng ung thư cổ tử cung”. Để nhận thêm tư vấn từ các chuyên gia về tiêm phòng cho người bệnh ung thư cổ tử cung mời bạn liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 19001806.