Thanh toán

4 quy tắc cơ bản để quản lý tài chính gia đình

Đăng bởi Marry Doe - 04/08/2018   |   Lượt xem: 788

Tiết kiệm, đầu tư, mua xe, quản lý tiền bạc có thể giúp cân đối ngân sách gia đình, tránh tình huống bất ngờ xảy ra.

Quy tắc tiết kiệm

Khi nhận tiền lương hàng tháng, bạn có thể trích ra 20% gửi vào quỹ tiết kiệm, phần còn lại sử dụng chi tiêu. Không làm theo cách ngược lại, chi tiêu thoải mái đến cuối tháng còn bao nhiêu mới tiết kiệm.

Bất kể thu nhập gia đình là bao nhiêu, bạn cũng cần nỗ lực tuân thủ nguyên tắc chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Khá khó khăn lúc ban đầu nhưng khi điều chỉnh được, bạn cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng, an tâm hơn.

Quy tắc đầu tư

Bạn có thể chia khoản tiền đầu tư cho nhiều phương án, không dồn tất cả tiền vào một kênh. Nên chọn ít nhất hai phương án khác nhau tùy điều kiện gia đình. Các hướng đầu tư phổ biến thường là chứng khoán, bất động sản, vàng, trái phiếu…

Đầu tư cho sức khỏe và học vấn của các thành viên trong gia đình nên ưu tiên hàng đầu. Khoản đầu tư này có thể khiến hai vợ chồng bất ngờ vì kết quả thu được sau 10-20 năm.

BỐN QUY TẮC CƠ BẢN ĐỂ TÀI CHÍNH GIA ĐÌNH ĐƯỢC BẢO ĐẢM - xin bài edit

Chia khoản tiền cho nhiều kênh đầu tư, ưu tiên những kênh mang lại hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.

Quy tắc mua xe 20-4-10

Quy tắc này dành cho trường hợp gia đình muốn mua một chiếc ôtô trả góp. Số tiền bạn hiện có phải bằng hoặc lớn hơn 20% giá chiếc xe muốn mua. Nếu ít hơn mức này thì không nên cố gắng. Bạn cũng không sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp của gia đình cho việc này.

Cần tính toán xem có thể thanh toán dứt điểm trả góp mua xe trong vòng tối đa 4 năm hay không. Trường hợp không đủ sức, hãy tạm gác lại để tìm phương án khả thi hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhắc có thể dành ra 10% thu nhập hàng tháng để thanh toán các khoản phí về xe cộ. Chi phí cho một chiếc ôtô (tiền xăng, phí đỗ xe, phí đường bộ, các khoản bảo trì sửa chữa…) khá đắt nên bạn cần lường trước điều đó trước khi quyết định mua xe.

Quy tắc quản lý tiền bạc 50-20-30

Quy tắc này được tóm tắt bằng các con số gồm 50% thu nhập hàng tháng cho chi phí cố định, 20% cho mục tiêu tương lai của con cái, 30% còn lại gồm các chi tiêu linh hoạt. Cân đối gói gọn tất cả sinh hoạt phí cơ bản và những khoản không thể không chi như tiền thuê nhà (nếu có), tiền điện nước, thực phẩm, tiền học phí… trong 50% thu nhập. 

Quy tắc 50-20-30 có thể giúp bạn quản lý tài chính gia đình tốt hơn. Ảnh: Shutterstock.

Quy tắc 50-20-30 có thể giúp bạn quản lý tài chính gia đình tốt hơn. Ảnh: Shutterstock.

Bạn dành 20% cho mục tiêu nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Các quốc gia phát triển trên thế giới thường dành 20% này cho bảo hiểm nhân thọ. Đây như là biện pháp phòng xa bảo đảm cho con có ngân sách học hành. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được thiết kế thiết thực phù hợp cho các gia đình, nhất là vợ chồng trẻ muốn đầu tư cho tương lai của con ngay khi bé chào đời.

Với 30% thu nhập còn lại, bạn cần sử dụng linh hoạt vào các việc như tổ chức kỳ nghỉ, mua sắm, quà biếu nội ngoại, sinh nhật cho con… Bằng cách nắm rõ quy tắc tiết kiệm, đầu tư và chi tiêu, cha mẹ có thể lên kế hoạch lâu dài về tài chính. Các con sẽ là người được hưởng lợi ích từ cách nhìn xa trông rộng.

st

Bình luận

Viết Đánh Giá
N
Quy tắc mua xe 20-4-10, hiện mình đang làm bên lĩnh xe nên khuyên các bạn không nên theo quy tắc này đâu, đầu tư vào xe bây giờ không khả quan
N
Nhiều khi tiết kiệm rất khó nên tìm gì đầu tư thử xem sao
Y
Huhu, lúc nào cũng bị thâm hụt hoặc không dư đồng nào. Đang cố gắng tiết kiệm