Chi phí địa điểm
Địa điểm tổ chức là không gian chính của buổi tiệc, nơi diễn ra mọi nghi lễ, hoạt động của hôn lễ, vì vậy chi phí cho địa điểm tổ chức cần chú trọng.
Ở Hà Nội, mức thuê địa điểm tiệc cưới dao động trong khoảng từ 15,000,000 - 40,000,000 tùy từng địa điểm mà bạn chọn.
Chi phí cho địa điểm tổ chức tiệc cưới dao động từ 15-40 triệu, tùy từng địa điểm
Đối với những tiệc cưới có số lượng lớn khoảng trên 200 khách mời thì nên lựa chọn tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng bởi sức chứa lớn, không gian rộng, dễ dàng cho khâu trang trí và đãi tiệc. Chi phí thuê cũng không quá lớn, tùy từng cấp độ nhà hàng mà giá thuê cũng khác nhau. Tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng khá tiện bởi chi phí thuê địa điểm đã bao gồm loa đài, âm thanh, ánh sáng có sẵn.
Chi phí cho địa điểm ngoài trời lớn hơn tuy nhiên không gian nó mang lại hoàn toàn mới mẻ và thoáng đãng
Bạn sẽ bỏ ra chi phí lớn hơn khi chọn địa điểm tổ chức ngoài trời, tuy nhiên không gian tiệc cưới này sẽ đem lại cho bạn sự mới mẻ và hiện đại theo phong cách Châu Âu. Cô dâu cá tính, thích sự phóng khoáng sẽ không ngại chi khi muốn có những khoảnh khắc đáng nhớ trong đám hỷ của mình tại những nhà hàng có không gian ngoài trời. Nhược điểm duy nhất khi tiệc cưới ngoài trời là phụ thuộc vào thời tiết nên việc chuẩn bị hơi khó khăn.
Chi phí trang trí tiệc cưới
Nếu bạn bận rộn nên thuê đơn vị cung cấp dịch vụ trang trí trọn gói để tiết kiệm thời gian và có concept thống nhất
Bao gồm chi phí cho phông rạp, background, cổng hoa, bàn ghế, phụ kiện đi kèm,....Nếu bạn tự trang trí tiệc cưới thì những hạng mục này sẽ thuê lẻ hoặc tự làm, tuy nhiên với sự hiện đại và tiện lợi, các đơn vị cung cấp dịch vụ trang trí tiệc cưới trọn gói cung cấp đầy đủ các hạng mục bạn yêu cầu. So với việc thuê lẻ từng hạng mục thì chi phí thuê dịch vụ trang trí trọn gói cao hơn chút nhưng sẽ giúp bạn có concept tổng thể thống nhất, tiết kiệm thời gian mà không cần liên lạc với nhiều đơn vị.
Dịch vụ trang trí tiệc cưới cao cấp có giá khoảng 30-70 triệu bao gồm ekip thực hiện cùng với toàn bộ đồ và phụ kiện trang trí
Với 30,000,000 - 70,000,000 bạn đã có gói dịch vụ trang trí cao cấp, đội ngũ Wedding Planner sẽ thực hiện và giám sát trang trí từ khi chuẩn bị và đến khi tiệc cưới kết thúc.
Wedding Planner - đội ngũ trang trí chuyên nghiệp với những ý tưởng độc đáo, nhiệt tình, tận tâm, chăm chút từ những điều nhỏ nhất
Chỉ cần bạn đưa ra ý tưởng về concept tiệc cưới, về địa điểm tổ chức, ekip sẽ đo đạc và thiết kế một cách chuyên nghiệp để bạn có không gian tiệc hài lòng nhất.
Với những cặp đôi có nhiều thời gian và muốn tự tay trang hoàng cho đám cưới của mình sẽ lựa chọn trang trí handmade để trang trí tiệc cưới. Thời gian tự trang trí tiệc cưới có thể mất rất nhiều thời gian và cần nhiều người cùng thực hiện. Tuy nhiên, việc này có thể khiến tổng thể không gian cưới không được đồng bộ khi ý tưởng của bạn chưa được truyền đạt hết.
Chi phí đãi tiệc
Chi phí cho khâu này không hề nhỏ nếu số lượng khách mời của bạn đông hoặc menu tiệc cưới nhiều món đắt đỏ. Thông thường, một mâm tiệc 10 người tại nhà hàng ở Hà Nội dao động khoảng 3,000,000 - 5,000,000. Còn với tiệc cưới Buffet ngoài trời bạn phải dự trù từ 1,000,000 - 1,200,000/người.
Số lượng khách mời có ảnh hưởng khá lớn đến chi phí đãi tiệc, bạn cần phải tính toán số lượng khách mời phù hợp với khoảng chi phí của mình
Để tiết kiệm chi phí đãi tiệc, bạn cần tính toán số lượng khách mời phù hợp, không nên mời quá nhiều, chỉ mời những người thân thiết, quan trọng. Menu tiệc của bạn không nhất thiết phải có nhiều món đắt đỏ, chỉ cần có 1 - 2 món đặc sản là điểm nhấn cho mâm tiệc của bạn là được.
Menu tiệc chỉ cần một vài món đặc sản làm điểm nhấn, không nhất thiết phải sử dụng nhiều món đắt đỏ
Thêm vào đó, bạn cần tính thêm cả chi phí đồ uống, khi đặt cỗ tại nhà hàng, mỗi mâm sẽ kèm đồ uống nhất định, tuy nhiên bạn cần tính dôi thêm 1 khoản chi phí cho rượu hoặc những đồ uống khác bởi những đồ uống đi kèm trên mâm tiệc sẽ không đủ nếu khách mời phát sinh thêm nhu cầu.
Bạn cần dự toán thêm 1 khoản cho đồ uống ngoài khi khách mời của bạn có nhu cầu
Chi phí dự phòng phát sinh
Chi phí dự phòng phát sinh bao gồm: MC, ban nhạc, ca sĩ, vũ đoàn, phát sinh cỗ,....Không ai có thể đảm bảo được đám cưới của bạn sẽ không thay đổi so với dự kiến, vì vậy để chủ động hơn, bạn cần tính thêm một khoản kinh phí dự trù khoảng 10% tổng số tiền cho những khoản cần thiết để có thể dùng ngay khi phát sinh.
Chi phí dự phòng phát sinh nên được dự trù khoảng 10% tổng dự toán chi phí đám cưới cho MC, ca sĩ, ban nhạc, vũ đoàn, phát sinh cỗ,...(nếu có)
Cách dự trù chi phí tiệc cưới không bị bội chi
Có ngân sách cụ thể cho từng mục
Bạn cần list danh sách những mục bạn chi với ngân sách phù hợp, hãy thực hiện theo dự toán ban đầu để mức chi không vượt quá mức.
Không cần sử dụng quá nhiều hoa tươi cho khâu trang trí
Sử dụng hoa tươi thay cho hoa tươi khi trang trí sẽ tiết kiệm được ⅓ chi phí cho khâu trang trí
Thay vì sử dụng hoa tươi, bạn có thể thay bằng hoa lụa, chúng sang trọng không kém hoa tươi mà còn đa dạng về màu sắc, không héo, không dập nát, dễ dàng trang trí. Đặc biệt, giá trị trang trí hoa lụa chỉ bằng ⅓ hoa tươi.
Không “thêm một chút có sao đâu”
Với suy nghĩ “ngày vui cả đời có một lần” mà bạn quên mất mức ngân sách đề ra cho từng khâu, mỗi khâu bạn cứ tặc lưỡi “thêm một chút thôi” là sẽ tiêu đi nhiều chút rồi.
Chuẩn bị cho ngày trọng đại không có nghĩa là bạn sẽ phung phí tiền cho những khoản không cần thiết. Với những dự toán ngân sách từng chi phí trên đây sẽ là những gợi ý để bạn cân đối lại hạn mức chi cho đám cưới của mình.