Đăng bởi Marry Doe - 16/01/2020 | Lượt xem: 1843
Cả hai người cùng đóng góp vào “tiền chúng ta”. Anh ấy và bạn đều bình đẳng như nhau, đều có quyền biết được những khoản đã chi. Từ đó, hai vợ chồng mới có thể cùng nhau sử dụng tiền chung hợp lý.
Tại sao người vợ nên nắm chính chi tiêu trong gia đình?
Khi còn độc thân, mỗi người có nguồn thu nhập riêng. Họ sẽ có những khoản chi tiêu riêng: ngoại giao, mua sắm, tiệc tùng, mỹ phẩm, … Tuy nhiên, khi đã về chung một gia đình, sống cùng một mái nhà, tiền bạc không còn là chuyện cá nhân nữa. Không còn “tiền anh”, “tiền em” mà chỉ có “tiền chúng ta”. Vợ chồng có khoản chi tiêu chung. Vậy, làm thế nào để sử dụng và quản lý “tiền chúng ta” tốt nhất? Thông thường, vợ sẽ là người nắm chính chi tiêu trong hầu hết các gia đình.
Kiếm tiền vốn đã khó. Quản lý tiền còn khó hơn nhiều. “Chồng như cái đó, vợ như cái hom” - ông bà ta cho rằng: người chồng đi kiếm tiền thì người vợ trong gia đình phải biết chi tiêu hợp lý, không thể tiêu hoang, phí phạm. Nếu không chủ động tiết kiệm dự phòng, hạnh phúc gia đình rất dễ lung lay bởi những rắc rối về tài chính.
3 cách để chồng tự giá đưa tiền cho vợ
Vợ chi tiêu hợp lý - chồng không hoang phí
Không phải người vợ nào cũng có tính tiết kiệm. Rất nhiều người vợ được chồng tin tưởng giao quản lý tài chính trong nhà nhưng lại tiêu xài quá mức. Mỹ phẩm hàng hiệu, quần áo đắt tiền, du lịch, … luôn có sức cám dỗ đối với phụ nữ. Trong trường hợp này, người chồng nên là người quản lý tài chính.
Hiểu được tâm lý này, người vợ hãy xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt chồng. Đừng biến mình thành hình ảnh một người tiêu xài hoang phí. Một là, bạn hãy thể hiện cho chồng thấy: mình là một người tiêu dùng thông minh. Nghĩa là, bạn biết món nào nên mua, khi nào cần tiết kiệm. Hai là, bạn hãy nói cho chồng biết những khoản chi tiêu, nhất là phần tiền thừa.
Cả hai người cùng đóng góp vào “tiền chúng ta”. Anh ấy và bạn đều bình đẳng như nhau, đều có quyền biết được những khoản đã chi. Từ đó, hai vợ chồng mới có thể cùng nhau sử dụng tiền chung hợp lý.
Không keo kiệt quá mức với chồng
Hầu hết các anh chồng không hề thích một người vợ chi li từng đồng từng cắc với mình. Khi còn độc thân, anh ấy đã quen mức chi tiêu với những khoản nhất định. Ví dụ như cà phê với bạn bè, dăm ba cuộc họp mặt. Thật không thoải mái khi những khoản này bị vợ can thiệp quá nhiều, giảm hoặc thậm chí mất luôn.
Lâu ngày, anh ấy sẽ cảm thấy mất tự do, mất quyền lợi. Đôi khi, anh ấy còn cảm thấy xấu hổ với bạn bè. Hoặc tự ái đàn ông không thích việc gì cũng phải ngửa tay xin vợ. Liệu tình trạng “"bỏ vào thì dễ, rút ra thì khó" này sẽ kéo dài được bao lâu? Hãy để anh chồng được tự do tài chính trong giới hạn cho phép. Không có vài đồng trong ví, chẳng có đàn ông nào có thể tự tin.
Bạn nên khéo léo trao đổi với chồng. Số tiền hàng tháng cho những khoản chi tiêu cố định trong gia đình là những “khoản cứng”.
“Lời nói ngọt, lọt đến xương”
Ông bà ta có câu “Mưa dầm, thấm lâu”. Mỗi ngày, bạn nên lựa lời nói cho chồng lợi ích khi đưa tiền cho vợ giữ. Tâm lý đàn ông thường thích bàn chuyện lớn. Những chuyện chi tiêu lặt vặt trong gia đình sẽ khiến họ thấy phiền phức. Vì thế, có vợ quán xuyến chi tiêu, chồng sẽ thoải mái và có thời gian dành cho “việc lớn” hơn.
Lời nói nhỏ nhẹ, ngọt ngào bao giờ cũng khiến người khác dễ chấp nhận. Chẳng ai thích phải nghe những lời cằn nhằn dai dẳng mỗi sáng thức dậy và mỗi tối trước khi ngủ. Nếu biết cách “rỉ tai” tinh tế, bạn sẽ khiến chồng tự giác đưa tiền cho vợ mà vẫn tâm phục khẩu phục.