Đăng bởi Marry Doe - 15/03/2016 | Lượt xem: 4004
Việc giao tiếp vô cùng quan trọng. Khi cả hai vợ chồng nổi điên lên, việc tranh cãi sẽ chuyển sang một chiều hướng khác. Đó không còn là vấn đề đồng ý hay không đồng ý mà đã trở thành việc đấu tranh xem ai đúng ai sai.
Việc giao tiếp vô cùng quan trọng. Khi cả hai vợ chồng nổi điên lên, việc tranh cãi sẽ chuyển sang một chiều hướng khác. Đó không còn là vấn đề đồng ý hay không đồng ý mà đã trở thành việc đấu tranh xem ai đúng ai sai.
Những thay đổi nhỏ có thể tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn khi giao tiếp với một nửa của bạn
Hãy thay đổi một số thói quen giao tiếp chưa tốt để giúp cho không khí giữa hai bên trở nên “dễ thở” hơn một chút nhé. Sau đây là 6 mẹo giao tiếp sẽ giúp bạn cải thiện mối quan hệ của mình.
1/ Đừng sử dụng những cụm từ "luôn luôn”và “không bao giờ”
- "Anh luôn luôn vứt quần áo bừa bãi”
- “Anh luôn tạo ảnh hưởng tiêu cực cho con”
- “Anh không bao giờ có mặt ở nhà để giúp dỗ con ngủ”
Những cụm từ “luôn luôn” và “không bao giờ” sẽ đẩy đối phương vào thế phòng thủ. Bởi đấy là lời buộc tội có phần quá đà của bạn.
Bởi không phải lúc nào đối phương cũng tệ như bạn nói. Khi bạn nói như thế nghĩa là bạn phủ nhận mọi việc đúng đắn mà chồng bạn từng làm. Chồng bạn biết đâu cũng thi thoảng sắp xếp mọi thứ ngăn nắp và cũng biết chia sẻ việc chăm con cùng bạn. Vậy nên đừng vội quy chụp một cách hồ đồ như vậy nhé.
Bạn có thể thay hai cụm từ trên bằng “rất nhiều lần” , “thường xuyên”, “rất hiếm khi”… nghe sẽ dễ chịu và công tâm hơn rất nhiều.
2/ Hướng sự việc về phía bản thân bạn
Như người ta nói “Khi bạn chỉ ngón trỏ vào một người thì 4 ngón còn lại sẽ chỉ vào phía bạn”. Chỉ trích trực tiếp chồng mình sẽ chẳng giúp anh ta nhận ra lỗi lầm của mình đâu. Thay vào đó, có một cách khéo léo hơn đó là hướng sự việc về phía bản thân bạn, hãy nói về thứ bạn cần chứ đừng nói về những điều chồng đã làm (hay không làm).
-“Em cần được quan tâm nhiều hơn” (thay vì nói “Anh không quan tâm đến em gì cả”)
-“Em chỉ ngủ được khi anh về đến nhà” (thay vì nói “Em rất bực mình khi anh cứ về trễ như vậy”)
3/ Đừng thêm dầu vào lửa
Việc kiềm chế để tránh cãi nhau không phải khó khăn gì, ai cũng hiểu đạo lí “một điều nhịn bằng chín điều lành” cả, nhưng thường thì vợ lẫn chồng đều có xu hướng muốn chứng tỏ mình đúng hơn đối phương, và khi tranh cãi họ thường lôi tất thảy những việc “chướng tai gai mắt” từ trước đến nay để kể lể về đối phương, và điều này giống như mồi lửa cho chiến tranh kéo dài giữa hai vợ chồng vậy. Càng kể tội lẫn nhau, cuộc cãi vã càng khó đi đến hồi kết, và tất nhiên, hai vợ chồng càng khó làm lành.
Thay vì “vạch tội” đối phương, hãy chú trọng vào vấn đề trước mắt, những khuyết điểm mà bản thân đã mắc phải. Như vậy vấn đề sẽ sớm được giải quyết trong hòa bình.
4/ Thường xuyên khen ngợi lẫn nhau
Nghiên cứu cho thấy để một người có thể thực hiện tốt nhất công việc của họ, họ cần 6 lời khen tích cực và một nhận xét tiêu cực. Trong hôn nhân bạn thậm chí phải cần tỉ lệ đó nhiều hơn gấp đôi, bởi vì hôn nhân là chuyện của hai người.
Mỗi khi bạn nói với chồng rằng bạn trân trọng anh ấy đến mức nào, anh ấy giỏi giang ra sao, điều đó sẽ làm anh ấy cảm thấy được yêu và sự quan trọng của anh ấy trong nhà. Vì thế khi xảy ra bất đồng, anh ấy sẽ tập trung lắng nghe những điều làm bạn không hài lòng (thay vì cảm thấy bạn càm ràm và đòi thay đổi cái này cái kia từ mình)
5/ Chú ý giọng điệu và những từ ngữ thô tục
Không có dấu hiệu gây chiến nào đơn giản hơn việc hét vào mặt đối phương hay chửi rủa với một giọng điệu chua ngoa.
Bạn có thể không kiểm soát được lời nói hay suy nghĩ của đối phương, nhưng hãy biết kiềm chế bản thân mình. Bởi trận cãi vã xảy ra giữa hai vợ chồng, nên một người biết kiềm chế xem như một nửa “trận chiến” vẫn còn nằm trong vòng kiểm soát.
Khi cãi nhau cảm xúc sẽ dễ bùng nổ, nhưng nếu bạn biết giữ bình tĩnh, bạn sẽ giao tiếp và cư xử hợp lí hơn, thông minh hơn. Và hơn nữa, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng của đối phương. Việc thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc.
6/ Tránh những lời nhận xét mang tính chỉ trích, mỉa mai
6 tháng sau khi cãi nhau là thời gian để các cặp vợ chồng quên mất nguyên do của “cuộc chiến” ấy. Nhưng những gì còn lưu giữ trong tâm trí cả hai vợ chồng là những lời chỉ trích, miệt thị, mỉa mai. Những lời nói ấy sẽ mãi ăn sâu vào trong tâm trí mỗi người, làm cho hai bên cảm thấy phần nào bị tổn thương, và đó sẽ là mầm mống cho sự rạn nứt hôn nhân sau này.
Thay đổi và học cách giao tiếp hiệu quả với bạn đời không phải là một việc dễ dàng, nhất là khi giữa hai bên đã tồn đọng những rạn nứt từ lâu chưa được hàn gắn. Hãy cố gắng thay đổi từng bước một.
Khi bạn làm chủ được khả năng giao tiếp của mình, bạn sẽ cảm thấy những cuộc tranh cãi trở nên nhe nhàng và rất dễ hòa giải. Thêm vào đó, chủ đề giao tiếp giữa bạn và bạn đơi sẽ là về tình yêu và sự giao tiếp. Chứ không chỉ đơn thuần là ai đúng ai sai nữa.
Minh Nhiên
Theo Yourtango