Đăng bởi - 12/06/2018 | Lượt xem: 684
Cưới luôn đi kèm với rất nhiều vấn đề căng thẳng và các tình huống khiến cả cô dâu lẫn chú rể phải bận tâm. Dù là việc quyết định nhà cung cấp hay chi phí cho các hạng mục, thỉnh thoảng trong lúc lên kế hoạch có thể dẫn đến những cuộc cãi nhau hay thậm chí là rơi nước mắt hơn là giúp cả hai hiểu nhau hơn. Để tránh những tình huống và các cuộc cãi nhau không cần thiết, hãy lưu ý những cuộc tranh cãi thường thấy dưới đây.
1. Gia đình
Trong thời gian chuẩn bị và diễn ra đám cưới, các thành viên trong gia đình thường tham gia và muốn đóng góp ý kiến vào các quyết định của bạn. Nếu có ai đó bắt đầu muốn cố điều khiển mọi thứ và hoàn toàn trái ngược với mong muốn của bạn, lời khuyên là hãy cố giữ bình tĩnh vì chuyện này luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rốt cuộc mọi ý kiến đều đi cùng một mục đích cho một đám cưới hoàn hảo của bạn.
2. Tiền bạc
Những chủ đề liên quan đến tiền bạc luôn là chiếc mồi lửa có thể dẫn đến những tranh cãi, đôi khi là một ngọn lửa dữ dội, bất cứ lúc nào. Việc chi bao nhiêu tiền và ai sẽ chi nhiều hơn sẽ gây nhiều rắc rối. Để tránh chuyện này, bạn có thể lập kế hoạch kinh phí, quyết định ngay từ đầu và cả hai sẽ cùng cam kết thực hiện đúng như đã bàn bạc. Sẽ chẳng thể có cuộc chiến nào xảy ra nếu mọi thứ đều rõ ràng ngay từ đầu.
3. Phong cách buổi tiệc
Nếu một trong hai bạn muốn tổ chức tiệc cưới ở biển trong khi người còn lại thích một đám cưới ấm cúng tại quê nhà thì điều quan trọng là cần cùng ngồi lại, bàn bạc và tìm ra tiếng nói chung. Nên nhớ cả hai đều muốn cùng nhau tạo nên một đám cưới trong mơ. Bạn có thể cân nhắc chọn nơi nào đó có thể thoả mãn được cả hai ý kiến. Quan trọng nhất vẫn là ngồi lại và thoả thuận.
Phong cách buổi tiệc là một trong những cuộc tranh cãi thường thấy khi lên kế hoạch cưới
4. Một bữa tiệc khác
Tiệc độc thân thường được ví là những “buổi tiệc hoang dại” với khí thế “quẩy” hết cỡ của những người từ giã cuộc đời độc thân. Điều này có thể vô tình khiến cô dâu hoặc chú rể cảm thấy không hài lòng và lo lắng, dẫn đến những cuộc cãi nhau. Nếu không hài lòng với địa điểm tổ chức hay các hoạt động trong buổi tiệc, hai bạn cần nói chuyện và thảo luận với nhau để tìm ra cách vẹn toàn nhất.
5. Tôn giáo
Đây là một vấn đề nhạy cảm và cực kỳ hệ trọng đối với ngày cưới. Chính việc này có thể dẫn đến những cuộc tranh cãi nảy lửa về quan điểm sống. Vì vậy, hai bạn nên tôn trọng suy nghĩ của đối phương, đặt tôn giáo lên đầu cho các mục cần thảo luận trước khi nói đến tiền bạc, gia đình và mọi điều khác.
Tôn giáo là vấn đề nhạy mà thường thấy trong những cuộc tranh cãi thường thấy khi lên kế hoạch cưới
6. Quá khứ
Bạn hãy nhớ rằng những gì đã xảy ra luôn là quá khứ. Hãy xem hôn nhân của mình là một hành trình tươi mới và đáng mong đợi. Bạn không nên cố lôi những việc không vui trong quá khứ vào để phá hỏng những ngày vui vẻ của bạn. Hãy để những chuyện đã qua ngủ quên trong quá khứ.
Đừng cố lôi những gì không vui trong quá khứ vào để phá hỏng những ngày vui vẻ của bạn.
7. Những việc nhỏ nhặt
Thỉnh thoảng bạn sẽ dính vào những cuộc cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt và chẳng đâu vào đâu. Chuyện này vẫn luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì cưới không chỉ là một ngày mà là quá trình kéo theo nhiều áp lực và căng thẳng. Bạn cũng có thể sẽ cãi nhau với ai đó vì những chuyện chẳng liên quan đến đám cưới cả. Mọi thứ chỉ càng khiến bạn mệt mỏi và căng thẳng.
Vì thế, khi bạn cảm thấy sự mệt mỏi đã đi quá giới hạn, tốt nhất là cần giãi bày hoặc lên kế hoạch cho một chuyến đi không-nghĩ-dù-chỉ-một-giây-về-cưới-hỏi hoặc một cuộc hẹn hò thật lãng mạn. Mọi thứ sẽ giúp đánh bay những cuộc chiến vẩn vơ tồn tại trong đầu bạn ở thời khắc quan trọng này.
ST