Thanh toán

Anh hay em sẽ phải rửa chén?

Đăng bởi Marry Doe - 17/05/2012   |   Lượt xem: 851

Có bao nhiêu cô dâu, chú rể có niềm tin… ngây thơ trước hôn nhan rằng tình yêu của họ mạnh hơn tất cả, rằng với tình yêu ấy, họ sẽ có thể cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống, rằng họ sinh ra là để cho nhau và vì nhau, và họ sắp trở thành Một, Một duy nhất, không tách rời và không có gì có thể đe dọa…

Gửi bạn thiệp mới đám cưới, bạn nhận với niềm vui chia sẻ trong ánh mắt rồi hỏi đầy quan tâm: “Sao rồi, mọi việc đã xong hết chưa?”. Cô dâu tương lai cười hạnh phúc: “Xong hết rồi. Nhà hàng đặt rồi, áo cưới chọn rồi, may rồi, hai nhà cũng đã thống nhất hết về mọi nghi lễ thủ tục.”. Bạn trầm lại một chút, rồi cười dịu dàng: “Xong là mình hỏi hai người đã bàn bạc, thỏa thuận với nhau hết về những nguyên tắc chung trong cuộc sống sau hôn nhân chưa? Đã giải quyết hết được những điều chung và điều riêng cho cuộc sống gia đình chưa? Chuyện đó mới là quan trọng, chứ nhà hàng nào, áo cưới nào… chưa phải là điều quan trọng nhất đâu.”. Cô dâu trẻ ngơ ngác cười: “Tụi mình yêu nhau đã năm sáu năm, còn có gì là không hiểu, không biết về nhau, sao còn phải … thỏa thuận?” Thế nhưng, cuộc sống hiện đại ngày hôm nay có biết bao điều phức tạp ảnh hưởng lên mỗi cá nhân sống của con người khiến sẽ chẳng chóng thì chầy, các đôi vợ chồng trẻ hiểu ra rằng họ tuy đã Một vẫn có thể là Hai, và phải vẫn còn là Hai, là Hai chỉ vì những chuyện rất nhỏ là anh hay em rửa chén sau bữa ăn, là Hai chỉ vì sao trong ví anh ấy có khoản tiền lớn thế mà không nghe anh ấy nói gì, là Hai chỉ vì cô ấy ích kỷ quá khi cứ cằn nhằn chuyện tháng này mình cho mẹ ba ít tiền đi chơi Mũi Né,… Và xung đột nổ ra, và chia tay mà người ta mãi vẫn còn ấm ức: mình đúng hay người ta đúng? Bất đồng sau kết hôn 1

Các đôi vợ chồng trẻ tuy đã Một mà vẫn có thể là Hai, và phải vẫn còn là Hai chỉ vì những chuyện rất nhỏ!

Thế nhưng cuộc sống chung có khi có những điều mà con người ta, dù là kẻ trong cuộc hay người đứng ngoài cũng khó có thề xác định được ai là người đúng. Bởi khi sự việc xảy ra, ai cũng có cái lý của mình, ai cũng có những tổn thương riêng của mình. Chuyện nhỏ thôi, cứ chuyện xài tiền của anh và của em. Ngày trước cùng đi chơi, anh ga-lăng lắm, lúc nào cũng dành trả hết mọi khoản, mua cho em món quà đắt tiền không tính toán. Còn em lúc anh cần lén cả cha mẹ đưa hết khoản tiền dành dụm bao năm đi làm cho anh mua chiếc máy điện thoại xịn. Thế mà về sống với nhau, chuyện tiền bạc lại thành vấn đề ấm ức nhiều nhất: Chưa hết tháng đã hết tiền, anh trách em tiêu hoang, em trách anh mua món này món kia không bàn bạc thảo luận với em. Gây với nhau rồi thì giận dỗi: Vậy thì tiền ai nấy tiêu. Chỉ một câu như thế cũng khiến vợ chồng không nhìn mặt nhau cả tuần: Người bị xúc phạm, kẻ bị tự ái! Đồng tiền hóa ra thành chuyện lớn. Hôn nhân là thế đây sao? Chuyện còn nhỏ hơn nữa khi anh đi làm về, nghiễm nhiên nằm coi báo, xem TV chờ cơm em nấu. Ăn xong lại tiếp tục ngồi vào máy tính, chơi game. Anh vốn là con cưng của cha mẹ, nhỏ lớn có biết làm gì đâu. Em giận dỗi: em cũng đi làm như anh, cũng 8 tiếng về vất vả, sao em còn phải “chui đầu vào bếp” mà không được xem TV, đọc báo như anh? Em nhờ anh chuyện gì, anh cũng bảo chuyện đàn bà, nhà anh đàn ông không ai làm chuyện đó. Em ấm ức: vậy thì ăn cơm quán, cho công bằng. Anh ấm ức: ngày trước thấy nhu mì hiền thục, chăm sóc mình lắm. Nay về so đo chuyện rửa từng cái chén, thế mà cũng gọi là vợ. Ừ thì cái chén cái bát, nhưng nó bắt đầu khua từ trong sống khua ra, báo hiệu những rạn nứt nghiêm trọng vì không được sẻ chia, không được giúp đỡ. Hôn nhân là thế đây sao? Đơn giản hơn cả là chuyện mỗi tuần hai đứa về thăm bên nhà nội bao nhiêu lần, bên nhà ngoại bao nhiêu lần, thế mà cũng thành cãi nhau to. Anh trách em chỉ biết nhà mình, anh trách em “nhất bên trọng nhất bên khinh”. Rồi lễ tết cha mẹ hai bên, đi thế nào, ai đi, đi bao nhiêu chuyện càng lúc càng nhân lên, như quả cầu tuyết càng lăn càng phình ra. Cãi nhau bao nhiêu lần, ai cũng thành câu ấm ức trong bụng: “Biết trước thế này…”. Hình như họ chưa từng hiểu nhau trước ngày cưới. Hình như họ chưa từng lường được có thề giận nhau vì như thế trước ngày cưới. Đó là chưa kể những chuyện li ti như con kiến: Chuyện anh đi chơi với bạn bè có cần báo trước cho em? Chuyện thư từ email của nhau có cần phải kiểm duyệt? Chuyện kỷ niệm chuyện những người yêu cũ của nhau có cần “tiêu hủy” hết hay không?

Hình như họ chưa từng hiểu nhau trước ngày cưới 

Có muôn vàn điều mà khi ký vào tờ giấy cam kết sống chung, người ta không thể ngờ tới. Nhưng nói vậy rồi em hỏi bạn: “Vậy biết cái gì cần thỏa thuận, cái gì không? Cuộc sống phát sinh vấn đề, có lường trước được hết hay không mà thỏa thuận?” Bạn cười dịu dàng, cũng từ kinh nghiệm cá nhân mà thủ thỉ: “Có những điều chung nhất không thề bỏ qua: Đó là chuyện chi tiêu trong nhà, chuyện đối xử với cha mẹ hai bên, chuyện kế hoạch lâu dài tương lai: điều gì ưu tiên trước, điều gì có thề làm sau, sự nghiệp hay con cái. Còn mọi điều còn lại, những “phát sinh” trong đời sống hôn nhân, thì chỉ có thề dựa trên nguyên tắc thỏa thuận cơ bản nhất: Sống phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng riêng tư của nhau, tôn trọng cảm xúc của nhau và tôn trọng nhân cách của nhau.”. Em nghe bạn nói rồi lại cười mếu máo: “Mọi chuyện đang lãng mạn thế, đang đẹp đẽ thế, tự dưng lại mang ra bàn bạc, rồi thảo luận nữa, liệu có thành người… thực tế đến mức thực dụng, nhất là trong chuyện kinh tế?” Cái này, em ơi, chỉ có thể dựa trên sự khéo léo, tế nhị của nhau mà thôi. Nhưng qua những bàn bạc, thống nhất trung thực đó, em có thể một lần nữa kiểm chứng: đó có phải là con người có thề đi cùng với mình đến hết cuộc đời không đấy. Điều đó luôn luôn bao giờ cũng cần thiết! Sông Văn

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào