Thanh toán

Áo cưới truyền thống của các nước

Đăng bởi Marry Doe - 21/11/2015   |   Lượt xem: 3607

Bên cạnh những kiểu áo thời thượng đang dẫn đầu các xu hướng cưới thì những kiểu áo truyền thống và đặc trưng của mỗi nước sẽ mang lại nhiều mới lạ cho các bạn. Nào, hãy điểm qua các loại áo cưới cùng mình nhé.

Bên cạnh những kiểu áo thời thượng đang dẫn đầu các xu hướng cưới thì những kiểu áo truyền thống và đặc trưng của mỗi nước sẽ mang lại nhiều mới lạ cho các bạn. Nào, hãy điểm qua các loại áo cưới cùng mình nhé.

Nhật Bản

Nhắc đến Nhật, người ta nghĩ ngay đến một nền văn hóa uy nghiêm lâu đời và mang đậm nét Á Đông mặc dù đã qua bao nhiêu năm đổi mới. Đối với các cô dâu, tuy đã có rất nhiều sự lựa chọn cho áo cưới nhưng họ vẫn phải tuân theo các qui tắc cụ thể.Khi thực hiện các nghi lễ của đám cưới, cô dâu Nhật sẽ mặc một chiếc kimono trắng có tên là shiro-maku, "shiro" nghĩa là trắng và "muku" nghĩa là trong.Sau khi các nghi lễ đám cưới đã được tiến hành, cô dâu sẽ khoác ra ngoài bộ shiro-maku một chiếc áo choàng sặc sỡ có tên là uchikake để tiếp khách khứa. Áo được may rất cầu kỳ với những hoạ tiết hoa văn khắc hoạ phong cảnh và những con vật rất phức tạp. Uchikake thường được may bằng lụa, thường người Nhật chọn may áo này màu đỏ để cầu may mắn nhưng cô dâu hoàn toàn có thể chọn những tông màu khác, miễn là màu sáng.

Kimono trắng truyền thống trong lễ cưới của người Nhật

Cô dâu Nhật rạng rỡ trong chiếc áo cưới Kimono màu đỏ tươi

Ấn Độ

Áo cưới truyền thống của cô dân Ấn Độ là chiếc sari. Sari là một dải khăn dài từ 4-9 m được quấn quanh thân người theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền. Cách quấn khăn phổ biến nhất là quấn quanh eo rồi sau đó vắt qua vai. Đi cùng với áo quấn sari là một chiếc váy dài.Ấn Độ là một trong những quốc gia tổ chức lễ cưới cầu kìvà tốn kém nhất thế giới. Nghi lễ cưới thường kéo dài trong 5 ngày.Chính vì vậy, xiêm y và trang sức cưới của họ đều được sáng tạo một cách cầu kỳ và tỉ mỉ. Ngắm nhìn một thiết kế váy cưới chúng ta có thể thấy được cả sự khéo léo và óc sáng tạo đầy nghệ thuật.Sari là trang phục cưới truyền thống và phổ biến nhất của các cô dâu Ấn Độ và phần lớn trong các lễ cưới hỏi. Họ thường hay mặc sari màu đỏ để tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của người phụ nữ.Người Ấn Độ quan niệm sari đính càng nhiều hạt đá và kim sa thì cô dâu càng danh giá và được gả vào gia đình giàu có. Có những chiếc sari ở Ấn Độ có hàng ngàn viên đá và hạt kim sa được khâu tay suốt vài tháng trời.

Sari (váy cưới) thêu tay và đính đá

Hàn Quốc

Trang phục ngày cưới của cô dâu về cơ bản vẫn là chiếc áo hanbok nhưng nó được may cách điệu hơn bình thường. Cô dâu đi những đôi giày hình chiếc thuyền may từ vải lụa và đi tất màu trắng. Ngoài ra họ cũng thường vắt trên tay một dải khăn màu trắng với những hình thêu sặc sỡ với các loại hoa. Mũ đội đầu cũng là một chi tiết ấn tượng. Đối với người Hàn Quốc, vịt được coi là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình bền lâu, sếu biểu trưng cho sự trường thọ và vì thế mà trên dải khăn quàng hoặc dải thắt lưng của cô dâu thường thêu hai con vật này.

Hanbok truyền thống trong ngày cưới

Trang phục truyền thống của cô dâu Hàn Quốc

Trung Quốc

Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng và phượng. Theo truyền thống, trang phục cưới của cô dâu sẽ thêu cả hình rồng và phượng tượng trưng cho sự hài hoà giữa âm và dương. Bộ quần áo cưới của nam thường may bằng lụa đen thêu hình rồng màu đỏ. Ngày nay trang phục cưới truyền thống của chú rể thường có màu đỏ giống như cô dâu và thêu hoạ tiết rồng bằng chỉ vàng.

Sườn xám Trung Hoa

Mẫu áo Sườn xám cách tân hiện đại



 

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào