Đăng bởi Marry Doe - 10/04/2018 | Lượt xem: 7877
Những bộ váy cưới đẹp như càng lộng lẫy hơn khi được phối với chất liệu ren, từ hoa văn thanh tao và lãng mạn đến những hoạ tiết Gothic sắc sảo. Kết hợp với phụ kiện đi kèm, cô dâu chính là nàng công chúa lộng lẫy trong ngày đại hỷ.
Đăng ten (còn gọi là vải ren) góp mặt vào lịch sử thời trang thế giới khoảng 600 năm nay. Nhưng chỉ với kỹ thuật dệt may tiên tiến hiện nay, chất liệu này mới phổ biến trong đời sống.
Chất liệu này không thể thiếu trên những bộ váy cưới đẹp lãng mạn, kết hợp cùng dải ruy băng, vải lụa, nơ.... Bạn đã biết 7 loại đăng ten và sự đóng góp của chúng vào ngành thời trang cưới chưa? Tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.
Chất liệu ren tạo nên những bộ váy cưới đẹp
Ren đan (Knit Lace)
Là loại ren mềm mại uyển chuyển, nhẹ ôm lấy cơ thể một cách thoải mái. Ren đan này có nhiều hoạ tiết, tạo nên hoa văn nổi trang trong và nữ tính.
Ren Guipure
Guipure ren là một loại vải đăng ten tinh tế được làm bằng cách xoắn và bện các sợi chỉ, tạo ra những hoa văn thiết kế lạ mắt. Vải ren Guipure phân biệt với các loại ren khác bằng cách kết nối hoa văn bằng mảnh hoặc các dây buộc vải bọc tinh tế thay vì kết hoa văn trên lưới.
Một đặc điểm khác biệt của ren Guipure là chất liệu có kiểu dáng dày, nhiều lớp. Các lớp đôi khi có màu sắc khác nhau, làm nổi bật vẻ đẹp và sự lộng lẫy của váy cưới cô dâu.
Ren Knit (dệt kim)
Loại ren Knit mũi dệt nhỏ tinh xảo tạo nên loại đăng ten mềm mại, ôm khít lấy thân người cô dâu, tôn nên vóc dáng yêu kiều.
Ren Alecon
Loại đăng ten Alecon có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 16, được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại Ren” chính bởi sự sang trọng của nó. Họa tiết ren được thêu cầu kì theo viền lớp vải mang hiệu ứng 3D. Chính sự cầu kỳ, tinh xảo này khiến Alencon luôn đứng đầu danh sách những loại ren cao cấp, đắt tiền nhất.
Được đặt tên theo 1 thị trấn nước Pháp, ren Alencon đã có nguồn gốc lâu đời từ thế kỷ 16 – được mệnh danh Mang đậm phong cách Pháp với những họa tiết hoa khác biệt.
Loại ren này được làm từ sợi lanh, do khi cắt không bị rách nên thường dùng để đắp trang trí tạo điểm nhấn, thậm chí có thể sử dụng cho các phụ kiện như cài tóc, giày hay
lúp cô dâu.
Ren Broacade (Gấm thêu)
Cái tên xuất xứ từ tiếng Pháp mang hàm nghĩa "trang trí". dễ nhận thấy chất liệu này được dùng để tạo cho chiếc váy cưới thêm cầu kỳ và quyến rũ hơn bằng những họa tiết được thêu dệt tỉ mỉ.
Ren Eyelet
Nếu yêu thích
váy cưới phong cách Bohemian, bạn hẳn không lạ gì với họa tiết ren Eyelet này. Hoa văn chế tác bằng cách dập lỗ trên nền các chất liệu vải mềm rũ nhẹ nhàng, váy cưới ren Eyelet mang vẻ đẹp tự nhiên khỏe mạnh và mộc mạc.
Ren Chantilly
Chantilly cũng là tên của 1 thành phố nước Pháp, ren này nổi tiếng bởi sự nhẹ nhàng, tinh tế và lãng mạn nhờ sự kết hợp của vô vàn họa tiết hoa và ruy băng trên lưới.
Ren thêu nổi
Ren thêu nổi thường đắp vào vải tulle mong manh trong suốt, tạo nên váy cưới gợi cảm mà vẫn kín đáo, tinh tế.
Bộ váy cưới đẹp cần cách bảo quản hợp lý
Mỗi váy cưới lại có những chất liệu khác nhau. Với những bộ
váy cưới bằng ren thường mong manh và khá khó giặt nên sử dụng chất tẩy pha loãng, giặt bằng tay, vò nhẹ nhàng để tránh trầy xước.
Trước khi tiến hành giặt hãy kiểm tra toàn bộ váy để tìm ra những vết bẩn cần được làm sạch. Sau đó vò nhẹ làm sạch những vết bẩn này trước. Sau đó, treo bộ váy lên cao, phần gấu váy ngâm dưới thau khoảng 1 giờ.
Tiến hành giặt váy trong nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ, nếu phải dùng tới thuốc tẩy để làm sạch vết bẩn thì nên hoà tan thuốc tẩy vào trong và giặt riêng chỗ bẩn trước.
Tránh trường hợp ngâm toàn bộ váy vào dung dịch thuốc tẩy. Sau khi giặt xong đừng vắt khô ráo nước như quần áo bình thường mà chỉ vắt nhẹ tay sau đó đem phơi ở nơi có ánh sáng nhẹ.
Đối với những chiếc váy cưới rườm rà nhiều chi tiết ren, đính cườm hoặc đá, tốt nhất bạn nên sử dụng phương pháp giặt khô tại cửa hàng giặt là chuyên nghiệp, tránh họa tiết váy bị bong tróc hoặc xước bề mặt đá do ma sát.