Trong đám hỏi và đám cưới thì các tráp quả có thể được xem là tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc. Trong đó đội bưng quả nam và đội nhận mâm quả nữ giữ vai trò quan trọng nên luôn đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cẩn thận để mọi thứ được diễn ra suôn sẻ.
Bưng quả là gì?
Bưng quả là gì?
Bưng quả là nghi thức đội bưng quả nam ở nhà trai mang sính lễ đến nhà gái để thể hiện lòng thành và biểu trưng cho sự trao duyên cũng như lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể sẽ chung sống hạnh phúc trọn đời bên nhau. Nghi thức này sẽ gồm đội bưng quả nam ở nhà trai với số lượng tùy thuộc vào số mâm lễ. Ở miền Bắc thì số lượng thường là số lẻ còn ở miền Nam thì sẽ là số chẵn. Theo đó, đội nhân mâm quả ở nhà gái cũng sẽ sắp xếp số lượng tương ứng để nhận lễ từ nhà trai. Sau khi thực hiện xong nghi thức trao mâm quả, hai đội bê tráp nam và nữ sẽ tiến hành trao cho nhau những bao lì xì tượng trưng cho sự trao duyên để tránh "mát duyên" theo quan niệm của mọi người. Đây chính là một trong những nét đẹp truyền thống của ông bà xưa để lại, ăn sâu vào nét văn hoa của con người Việt Nam.
Dàn bưng mâm quả nam và nữ gồm những ai?
Dàn bưng quả nam: dàn bưng mâm quả nhà trai gồm những chàng trai thường là bạn bè, học hàng hay người quen của chú rể, có chiều cao ngang nhau, chưa lập gia đình và sẽ là những người nhỏ tuổi hơn chú rể.
Dàn bưng quả nữ: dàn nhận mâm quả nhà gái cũng tương tự như đội bưng quả nam, là bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp của cô dâu, nhỏ tuổi hơn cô dâu và vẫn còn độc thân.
Đội bưng quả nam và nữ cần chuẩn bị những gì?
Mâm quả
Mỗi vùng miền sẽ có những thay đổi nhỏ trong việc chuẩn bị mâm quả, nhưng nhìn chung thì mâm quả vẫn sẽ có những thứ cơ bản theo phong tục truyền thống của người Việt Nam.
- Trầu cau: đây là lễ vật chắc chắn không thể thiếu bởi quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện” biểu trưng cho sự gặp gỡ của hai gia đình, thể hiện sự gắn bó. Đặc biệt mâm cau thường là số chẵn thể hiện sự trọn vẹn, có đôi có cặp nhằm chúc cho cô dâu chú rể có thể gắn bó trọn đời bên nhau.
- Trà: khi hai gia đình gặp gỡ nhau, cùng nhau nói chuyện thì không thể thiếu trà. Đây là thói quen và cũng có thể xem là nét đẹp văn hóa từ xưa đến nay của người Việt Nam. Trà sẽ giúp cho cuộc trò chuyện thêm vui vẻ, thuận lợi, mọi chuyên sẽ diễn ra suôn sẻ.
- Rượu: chén rượu tượng trưng cho sự ấm áp như lời chúc phúc gửi tới cho cô dâu chú rể, mong muốn cuộc sống vợ chồng sau này sẽ luôn nồng ấm bên nhau.
- Bánh phu thê: đánh cũng là loại bánh không thể thiếu trong những mâm quả hiện nay. Như tên gọi của nó, bánh phu thê tượng trưng cho đôi lứa, cho tình cảm bền chặt gắn bó bên nhau.
- Trái cây: tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sự che chở của ông bà tổ tiên hai bên gia đình nhà trai và nhà gái. trái cây chính là lời chúc cho sức khỏe dồi dào, mau chóng đón thành viên mới cho gia đình thêm trọn vẹn. Mâm trái cây thường được để lên trên bàn gia tiên với ý nghĩa thông báo cho tổ tiên biết về sự kết hợp của hai gia đình cũng như sẽ có thêm một thành viên mới trong nhà.
- Hạt sen: hạt sen sẽ gợi nhớ về quê hương. Mâm hạt sen mang ý nghĩa biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ.
- Lợn sữa quay: mâm lợn sữa quay thường xuất hiện ở miền Nam nhiều hơn miền Bắc, nó tượng trưng cho sự thịnh vương, tiền tai để gửi đến cô dâu và chú rể, cầu chúc con đường sự nghiệp và tài lộc của vợ chồng được suôn sẻ.
Thứ tự bưng quả nam và nữ
Thứ tự bưng quả cũng phụ thuộc vào số lượng mâm quả mà nhà trai và nhà gái đã thống nhất với nhau. Nhà trai sẽ chuẩn bị mâm quả theo số lượng đó và sắp cho đội bưng quả nam thứ tự của từng người.
Đối với mâm quả từ 5-7 mâm thì thứ tự lần lượt sẽ là: cau - rượu - thuốc lá - hoa quả được tạo hình rồng phụng - bánh phu thê/bánh cốm - hạt sen - trà.
Đối với mâm quả từ 8 - 11 mâm thì thứ tự lần lượt là: cau - rượu - thuốc là - lơn sữa quay - trái cây được tạo hình rồng phụng - xôi - bia - bánh phu thê/bánh cốm - hạt sen - trà.
>>>Xem thêm: Thứ tự đứng chuẩn cho dàn bưng mâm quả đám hỏi
Trao lì xì
Đây là một trong những nghi thức cần thiết sau khi thực hiện trao mâm quả. Gia đình hai bên sẽ chuẩn bị những phong bao lì xì cho đội bưng quả nam ở nhà trai và đội nhận mâm quả nữ ở nhà gái. Sau khi trao mâm quả xong, dưới sự chứng kiến của hai gia đình thì đội bưng quả nam và nữ sẽ trao cho nhau những bao lì xì với ý nghĩa trao duyên và gửi gắm những lời chúc tốt đẹp cho đội bưng mâm quả nam và nữ để những thành viên trọng đội sẽ được hạnh phúc mà không sợ “mất duyên”.
Quy trình bưng mâm quả nam và nữ
Chuẩn bị
Sau khi nhà trai và nhà gái thống nhất với nhau về số lượng cũng như những vấn đề liên quan đến mâm quả thì nhà trai sẽ về để chuẩn bị chu đáo. Chờ đến ngày giờ tốt sẽ cùng gia đình và đội bưng quả nam mang những mâm quả sang nhà gái để trao lễ và thức hiện các nghi thức.
Trao quả
Nhà trai sẽ để người đại diện có tiếng nói và cấp bậc cao nhất trong gia đình đi trước. Thông thường sẽ là ông bà - cha mẹ - chú rể - đội bê tráp nam và các thành viên khác trong họ hàng. Khi đến nơi, đội nhận mâm quả nhà gái đã đứng đợi sẵn theo đúng số lượng mâm quả đã bàn bạc từ trước. Nhà trai chào hỏi và đội bưng quả nam sẽ tiến hanh trao lễ cho nhà gái và cùng mang vào nhà.
Trao mâm quả xong, hai đội bê tráp nam và nữ sẽ tiến hành trao cho nhau những bao lì xì đã được hai gia đình chuẩn bị. Số tiền trong bao lì xì đã được hai gia đình thống nhất và những thành viên trong đội bưng quả nam và nữ có thể tiêu số tiền này bình thường mà không cần phải lo lắng, ngược lại đây còn được xem là tiền may mắn dành cho đội bưng quả.
Một số lưu ý dành cho đội bưng quả nam và nữ
Trang phục bê
Đối với đội bưng quả nam: tùy theo từng gia đình mà sẽ có quy định trang phục khác nhau. Thông thường, đối với những gia đình mong muốn giữ nét truyền thống thì áo bê tráp nam sẽ là áo dài khăn đóng. Còn đối với những gia đình thích hiện đại hơn thì có thể lựa chọn áo sơ mi kết hợp với quần âu và giày tây.
Đối với đội bưng quả nữ: hai gia đình nên thống nhất lựa chọn trang phục phù hợp với nhau, tránh sự thiếu đồng bộ giữa trang phục bê tráp nam và nữ. Nếu nhà trai chọn áo dài khăn đóng thì nhà nữ cũng phải chọn áo dài cho đồng bộ. Còn nếu nhà trai chọn áo sơ mi thì nhà gái nên chọn váy kết hợp với giày cao gót nữ tính.
Màu sắc
Tránh lựa chọn những màu sắc quá sặc sỡ hoặc các loại trang phục nhiều họa tiết sẽ khiến cho cô dâu chú rể không thể trở nên nổi bật. Ngược lại không nên diện trang phục một cách cẩu thả, điều này sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng và gây mất thiện cảm của những người xung quanh.
Tránh làm rơi mâm quả
Theo quan niệm từ xưa, việc làm rơi mâm quả hoặc lễ trong mâm quả mang ý nghĩa là “rớt duyên”, việc này không chỉ đồng nghĩa với “mất duyên” mà còn khiến cho mâm quả bị hư hỏng và trông không còn đẹp mắt.
Trên đây là một số thông tin cần lưu ý cho đội bưng quả nam và nữ ở nhà trai cũng như nhà gái. Bưng mâm quả là một việc làm ý nghĩa xuất phát từ những giá trị cao đẹp nhằm mang đến sự may mắn, hạnh phúc cho cô dâu và chú rể. Vì thế cần phải chuẩn bị chu đáo để nghi thức này có thể diễn ra một cách hoàn hảo nhất.
>>>Xem thêm: Lưu ý khi chọn người bưng quả để cặp đôi luôn may mắn, hạnh phúc