Đăng bởi Marry Doe - 07/09/2020 | Lượt xem: 3555
Việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên đám cưới cần phải được lưu ý và cẩn trọng, tránh những sai sót không đáng có trong ngày trọng đại. Cách trang trí và sắp xếp bàn thờ gia tiên ở mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những điểm đặc trưng riêng, nhưng nhìn chung một bàn thờ gia tiên ngày cưới đều phải được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ và bàn lễ cần phải được chuẩn bị đầy đủ. Hãy cùng Marry tìm hiểu cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới nhé!
1.Trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới mang ý nghĩa đặc biệt gì?
Theo sự thay đổi của xã hội mà các nghi thức cưới hỏi ngày nay cũng được giản lược đi rất nhiều. Tuy nhiên, nghi lễ cúng gia tiên vẫn luôn được duy trì đúng theo phong tục truyền thống. Vì thế, trang trí bàn thờ gia tiên là việc quan trọng không thể thiếu trong ngày đại hỷ của mỗi cặp đôi.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới
Trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới là cách thể hiện sự chăm chút, tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đồng thời, đây cũng là cầu nối để gia đình 2 bên thông báo với tổ tiên về ngày trọng đại của con cháu.
2. Trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới cần những gì?
- Chữ hỷ, đôi câu đối, cặp lư đồng, bát hương, đôi đèn cầy long phụng lớn
- Mâm ngũ quả kết hình long phụng (thanh long, mãng cầu, xoài, nho, táo…)
- Hoa tươi mang màu sắc tươi tắn, ưu tiên chọn: Hoa lay ơn, hoa hồng, hoa sen, hoa lan…
>>> Xem thêm: Tự trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới “đẹp mê ly – chuẩn phong tục”
3. Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới:
Đầu tiên, không thể thiếu đó là lư đồng, chân đèn, bát nhang:
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới
Bộ đồ thờ hay bộ tam sự gồm một lư đồng và hai chân đèn. Thường được làm bằng chất liệu đồng hoặc gỗ được chạm khắc mỹ thuật, và được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ, trong đó lư hương dùng để bỏ trầm hương, chân đèn dùng để cắm đôi đèn cầy. Cùng với bộ tam sự cần phải có bát nhang để thắp nhang sau khi khấn vái.
Tiếp theo, cần phải chuẩn bị đó là nhang, đèn hay cặp nến tơ hồng
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới
Tùy theo từng gia đình sẽ có những sự lựa chọn khác nhau về chất liệu hay mùi hương nhang, nhưng phải lưu ý chân nhang phải màu đỏ và thân nhang phải màu vàng hoặc nâu. Và vào ngày cưới nên chọn loại nhang chất lượng cao và có mùi hương dịu nhẹ, tránh những loại nhang có nhiều khói cũng như có mùi hương quá nồng, vì điều đó có thể gây khó chịu trong buổi lễ. Đối với đèn, có nhiều loại đèn khác nhau như đèn dầu, đèn điện. Và điểm cần lưu ý đó là cặp nến tơ hồng. Được gọi là nến tơ hồng vì trên thân nến có hình long phụng và chỉ được đùng cho lễ cưới. Cặp đèn cầy thường được dùng là cặp đèn cầy số 6 ( kích thước 32mm×390mm) và tương ứng là cặp chân đèn số 4 là vừa đẹp.
Để bàn thờ đầy đủ hơn, cần phải chuẩn bị chữ Hỷ và câu đối đỏ.
Chữ Hỷ hoặc Song Hỷ là chi tiết không thể thiếu trong ngày vui, đặc biệt là vào ngày trọng ngày cưới. Vào ngày cưới, chữ Hỷ màu đỏ được treo ở giữa bàn thờ với ý nghĩa hạnh phúc, cùng với hai câu đối như “ Trăm năm tình viên mãn, bạc đầu phu thê” hay “Loan phụng hòa minh, sắc cầm hảo hợp”. Chi tiết tạo nên hình ảnh hạnh phúc khi nhớ về ngày trọng đại nhất đời người.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới
Đối với chữ Hỷ, người ta thường dùng chữ Hỷ bằng tiếng Hoa, nhưng cũng có một số gia đình sử dụng chữ Hỷ bằng tiếng Việt nhưng được cách điệu bằng chữ thư pháp để tạo sự khác biệt cho lễ cưới của mình.
Và không thể thiếu bình hoa chưng.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới
Trong văn hóa của người Việt Nam, vào những ngày rằm, hay mùng 1 âm lịch trên bàn thờ ông bà tổ tiên luôn phải được chuẩn bị đầy đủ hoa chưng và trái cây cúng, thì đối với ngày cưới cũng không thể thiếu yếu tố này. Trong ngày cưới, dù là nhà trai hay nhà gái thì việc chuẩn bị bình hoa chưng là vô cùng cần thiết. Đối với bình hoa chưng, có rất nhiều loại hoa để lựa chọn nhưng một số loại hoa phổ biến thường được đùng cho ngày cưới như: hoa hồng tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu; hoa lan biểu tượng cho sự kín đáo, sự trung thủy trong tình yêu; hoa sen tượng trưng cho sự tinh khôi, hoàn hảo trong tình yêu; hay hoa lay ơn tượng trưng cho lời hứa hẹn cho ngày mai, cho cuộc sống sau hôn nhân được vui vẻ, hạnh phúc viên mãn của đôi uyên ương…
Cùng với nhang, đèn, hoa tươi, một mâm trái cây sẽ tạo nên một bàn thờ gia tiên tươm tất, chỉn chu.
Mâm trái cây cần phải được chuẩn bị trước cùng với những đồ vật khác, tránh nhầm lẫn với mâm ngũ quả nhà trai mang đến nhà gái. Trong đó năm loại trái cây sẽ được lựa chọn và sắp xếp sao cho đẹp mắt trên dĩa trước khi đặt lên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra, nếu gia đình nào có bàn thờ rộng thì nên chưng thêm trái cây Long Phụng thay cho mâm trái cây. Điều này sẽ mang đến sự uy nghiêm, trang trong cho bàn thờ gia tiên ngày cưới.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới
Ở một số gia đình, bàn thờ gia tiên thường được đặt ở tầng trên cao của căn nhà, để tránh sự bất tiện nên cần phải lập một bàn thờ vọng ở tầng trệt. Vì là nơi sẽ tiếp đãi khách khứa trong buổi lễ nên cần phải dùng đến phông vải che cho lịch sự. Chi tiết trang trí này được gọi là phông màn bàn thờ gia tiên. Tùy theo từng gia đình mà phông màn che có thể có một hoặc nhiều lớp.
4. Tham khảo chi phí trang trí bàn thờ gia tiên đám cưới:
Địa chỉ: 175 Bà Triệu , Hà Nội
Địa chỉ: Số 01, Nguyễn Bá Tuyển, P.12 , Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 95/26 Lê Thị Riêng, quận 1, Quận 3, TP Hồ Chí Minh