Đăng bởi Marry Doe - 27/12/2019 | Lượt xem: 1360
Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp thường xảy ra ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ 3-7%. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, tim, thận… gây nguy hiểm, thậm chí tử vong cho cả mẹ và bé. Vì vậy làm thế nào để phòng ngừa tiền sản giật luôn là câu hỏi được các chị em quan tâm nhất!
Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ, đặc trưng bởi ba triệu chứng: tăng huyết áp, protein niệu và phù.
-
Trị số huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và/hoặc trị số huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg ở tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ, trên thai phụ có huyết áp bình thường trước đó (phải tiến hành đo khi nghỉ ngơi, đo hai lần cách nhau ít nhất 4 giờ).
-
Trường hợp trị số huyết áp tối đa tăng hơn 30 mmHg hoặc trị số huyết áp tối thiểu tăng hơn 15 mmHg so với trị số huyết áp khi chưa có thai cần được theo dõi, bởi có thể xuất hiện tiền sản giật.
-
Protein niệu: kết quả dương tính khi lượng protein trên 0,5 g/L với mẫu nước tiểu ngẫu nhiên; hoặc để kết quả xét nghiệm chính xác nhất thì lấy mẫu nước tiểu 24h, kết quả dương tính khi lượng protein lớn hơn 0,3 g/L/24h.
-
Phù: phù toàn thân, phù từ buổi sáng ngủ dậy, kê cao chân không hết phù, những trường hợp nặng có thể xuất hiện tràn dịch đa màng, phù não.
Tiền sản giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Nếu không được điều trị kịp thời, tiền sản giật có thể gây tổn thương đa cơ quan (não, thận, gan) của thai phụ, nặng hơn nữa, khi tiến triển thành sản giật, tính mạng của cả thai phụ và thai nhi đều bị đe dọa.
Nguy cơ tiền sản giật do đâu?
Nguy cơ lớn hơn nếu mẹ bầu có tiền sử:
– Huyết áp cao trước khi mang thai
– Tiền sản giật hoặc huyết áp cao trong lần mang thai trước
– Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận
– Một rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, orlupus.
Nguy cơ gia tăng nếu mẹ bầu:
– Là trẻ vị thành niên hoặc lớn hơn 40 tuổi
– Bị béo phì trước khi mang thai
– Mang thai con đầu lòng
– Đang mang đa thai
Phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu
-
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ ít nhất 3 tháng/lần.
-
Có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
-
Bổ sung canxi, vitamin D hợp lý
-
Ăn nhạt tốt cho tim mạch và giúp hạn chế triệu chứng phù khi mang thai.
-
Đồng thời, bà mẹ mang thai nên giữ ấm khi thời tiết lạnh, ẩm ướt và được nghỉ ngơi, chăm sóc tích cực trong thời kỳ hậu sản.