Thanh toán

Chẳng phải tự nhiên mà các phù dâu lại “xúng xính” mặc váy giống nhau nếu bạn biết được lý do này!

Đăng bởi Marry Doe - 28/04/2018   |   Lượt xem: 746

Thậm chí, tục lệ phù dâu mặc váy gần giống cô dâu đã áp dụng từ thời La Mã rồi cơ!

Ngày cưới chắc có lẽ là ngày tuyệt vời nhất của người con gái khi họ được diện chiếc váy cưới lung linh và sánh vai cùng với đức lang quân của mình. Chẳng phải tự nhiên mà các phù dâu lại “xúng xính” mặc váy giống nhau nếu bạn biết được lý do này! - Ảnh 1. Còn với các phù dâu, thông thường họ sẽ mặc chung một mẫu váy, thậm chí có khi còn giống cả... cô dâu nữa cơ, nhưng vì sao lại có phải quy tắc "đồng bộ" đến thế nhỉ? Để trả lời cho câu hỏi này, có lẽ chúng ta sẽ quay ngược lịch sử về thông tục lạ mà ít ai trả lời được này nhé. Giai đoạn La Mã cổ đại – khi ý tưởng tổ chức đám cưới được ra đời Tục lệ các phù dâu và cả cô dâu đều phải bận trang phục giống nhau bắt đầu ra đời từ đám cưới thời La Mã cổ. Để lý giải cho điều này, các nhà sử học đưa ra giả thuyết rằng, sự tương đồng về phục trang của bên nhà dâu có thể giúp các cặp đôi thoát khỏi vây ám từ quỷ dữ trong ngày hạnh phúc nhất của hai người. Chẳng phải tự nhiên mà các phù dâu lại “xúng xính” mặc váy giống nhau nếu bạn biết được lý do này! - Ảnh 2. Hơn thế nữa, điều này còn khiến những người không đồng thuận trong đám cưới sẽ thấy... hoang mang chẳng biết ai mới là cô dâu chính, ai là dâu phụ. Và khi họ cứ mãi phân vân thì cũng là lúc hai bên đã nói lời nguyện ước lấy nhau rồi. Một điểm thú vị khác nữa đó là về mạng che mặt của cô dâu vào thời La Mã, khi màu sắc của mạng cũng là một dấu hiệu cho sự viên mãn. "Cô dâu vào thời này khi che mặt bằng chiếc mạng vàng là một tín hiệu vui, đánh dấu việc cô ấy đã được xã hội công nhận là người đã có chồng theo nghĩa "danh chính ngôn thuận" – theo giáo sư Liz Gloyn từ Đại học London tiết lộ. Khi tục lệ không thể duy trì theo thời gian... Theo thời gian, chuyện phù dâu phải ăn mặc giống nhau để "tránh mặt" ma quỷ dần được xóa bỏ. Đỉnh điểm là ở giai đoạn Victoria, khi trang phục cưới có phần thoải mái giúp họ giao tiếp dễ dàng, gần gũi hơn với các quan khách. Chẳng phải tự nhiên mà các phù dâu lại “xúng xính” mặc váy giống nhau nếu bạn biết được lý do này! - Ảnh 3. Đám cưới Hoàng Gia vào thời Victoria - khi cả cô dâu và dâu phụ đều mặc những bộ váy xa hoa nhất. Tuy vậy, tục lệ này vẫn được duy trì ở các tiệc cưới Hoàng Gia. Mục đích của việc này là để tạo tiếng vang, thể hiện sự xa hoa vốn có của giới quý tộc. Đơn cử là đám cưới của nữ hoàng Victoria vào năm 1841, khi 12 phù dâu của bà được khoác lên mình bộ cánh tân thời vào thập niên 40 của thế kỷ 19, cùng với bộ tóc được chăm chút và tô điểm bằng những bông hoa đẹp nhất. Chẳng phải tự nhiên mà các phù dâu lại “xúng xính” mặc váy giống nhau nếu bạn biết được lý do này! - Ảnh 4. Nhưng dù tục lệ có thay đổi thế nào đi chăng nữa, ngày cưới vẫn là ngày mà cô dâu và chú rể là tâm điểm của bữa tiệc. Còn với các phù dâu, họ là những người đồng hành cùng với đôi uyên ương vào ngày này mà thôi. Và trang phục có thể chỉ là phần thứ yếu mà thôi, các bạn nhỉ? Theo Mentalfloss, Cosmopolitan

Bình luận

Viết Đánh Giá
C
Hóa ra là thế! Chẳng trách sao mà các phù dâu lại xúng xính váy áo giống nhau như vậy.