Đăng bởi Marry Doe - 17/12/2019 | Lượt xem: 1042
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là hiện tượng cơ thể bà bầu không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh khoảng 06 tuần.
Một sản phụ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ khi đạt hai chỉ số sau đây:
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
Ảnh hưởng đối với mẹ
-
Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có cân nặng trên 4kg.
-
Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
-
Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
-
Sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
Ảnh hưởng đối với thai nhi
-
Thai nhi có thể bị dạng, dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh,...
-
Do kích thước thai to nên sinh ra dễ bị gãy xương, hay gặp sang chấn khi sinh thường và khi sinh mổ.
-
Tiểu đường thai kỳ làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời gấp 2 - 5 lần so với bình thường.
-
Em bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi và có nguy cơ bị đái tháo đường do di truyền.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, với những sản phụ mắc phải tình trạng này cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Cùng với đó cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa có thể kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Ăn sáng đầy đủ
Bữa sáng rất quan trọng hơn đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường vì lượng đường huyết sẽ giảm xuống sau một đêm dài. Ăn bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu ổn định đường huyết, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, tránh gây cảm giác đói và thèm ăn dẫn đến việc ăn vặt nhiều khó kiểm soát.
Một bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp: một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad; một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc, một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm…
Đa dạng thực phẩm trong ngày
Chế độ ăn tiểu đường thai kỳ phải kiêng ăn rất nhiều món vốn được yêu thích của các mẹ bầu như đồ ngọt, nước uống có gas, đồ ăn chiên xào… Vì vậy cần đa dạng thực phẩm trong ngày để đảm bảo bạn không bị cảm giác chán ăn.
Thực đơn của các bữa ăn chính này có thể phong phú hơn nhưng vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Chìa khóa để kiểm soát tốt đường huyết là cách phối hợp thức ăn sao cho cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng. Một số gợi ý cho bữa trưa và tối như một cái sandwich gà kèm salad rau quả, một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc/rán, một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Bạn có thể sáng tạo món ăn sao cho phù hợp với sở thích, miễn sao đảm bảo các nguyên tắc về dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn.
Có một nguyên tắc chia khẩu phần ăn đơn giản nữa mà bạn có thể áp dụng là nguyên tắc “cái đĩa”. Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm chiếm một góc tư đĩa, một góc tư còn lại là tinh bột và nửa đĩa còn lại chủ yếu là rau xanh và một ít trái cây. Thêm một ly sữa không đường, sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung thêm canxi.
Ăn nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ như rau - củ - quả hữu cơ an toàn, trái cây tươi sạch, giàu vitamin thường được khuyên nên có trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ. Vì lượng chất xơ góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp cho quá trình chuyển hóa đường của insulin trong máu không bị quá tải. Lượng đường huyết của mẹ bầu nhờ vậy ổn định hơn. Các thực phẩm rau, củ quả là thực phẩm bổ sung chất xơ số 1 còn góp phần cung cấp một lượng vitamin đáng kể rất tốt cho cơ thể.
Ăn nhiều lần trong 1 ngày
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên được chia làm nhiều bữa không nên ăn quá no trong ba bữa chính. Để cơ thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn bạn hãy chia khẩu phần ăn thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ trong một ngày, mỗi bữa chỉ ăn một lượng vừa đủ. Cách ăn này vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu vừa tránh gây cảm giác thèm ăn vặt không kiểm soát, bạn sẽ không còn lo lắng về lượng đường trong máu nữa.
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?
-
Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt...
-
Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo...
-
Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận)...
-
Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt, nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê...
Chế độ luyện tập cho sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên tập luyện, vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ổn định đường huyết. Những mẹ bầu không có chống chỉ định việc vận động thì nên thường xuyên tập vận động. Những hoạt động thể dục mẹ bầu có thể tham gia như:
-
Đi bộ: Rất tốt cho bà bầu mỗi ngày có thể duy trì đi bộ khoảng 40 phút. Đi bộ thường xuyên giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ đái tháo đường. Đi vừa phải không nên đi cố khi cảm thấy mệt.
-
Bơi lội: Là môn thể thao tổng hợp, giúp bà bầu vận động toàn bộ cơ thể.
-
Tập yoga: Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cho cơ thể, thư giãn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Một thực đơn và một chế độ luyện tập hợp lý giúp làm giảm những nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con trước, trong và sau khi sinh. Ngoài ra, thai phụ cần khám thai định kỳ thường xuyên để biết được tình trạng của bản thân. nếu có thắc mắc gì mẹ hãy liên hệ ngay hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch khám cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm.