Thanh toán

Chọn chủ hôn trong ngày cưới

Đăng bởi Marry Doe - 25/04/2014   |   Lượt xem: 11243

Trong cách thức tổ chức đám cưới ở Việt Nam, lễ đưa dâu và đón dâu với các nghi lễ Gia Tiên, dâng vật phẩm, lễ tuyên hôn là 2 nghi lễ quan trọng nhất, và người không thể thiếu trong các chương trình lễ này ở cả hai nhà trai, nhà gái chính là vị chủ hôn. Vậy lựa chọn chủ hôn sẽ dựa trên những tiêu chí nào?

1. Chọn chủ hôn là đàn ông và có vị thế cao, uy tín trong dòng họ Chọn ai làm chủ hôn là sự quyết định của người lớn trong nhà. Các gia đình Việt Nam, từ xưa cho đến nay, chọn chủ hôn chỉ chọn đàn ông có tuổi, sống đức độ, có vai vế trong dòng họ, hoặc làng xã, và không bị tang chế. Trao đổi cùng một số anh chị đã từng kết hôn, chị Ngân (26 tuổi, Đà Lạt) phát biểu: “ Đám cưới của tôi, chủ hôn là người bạn thân nhất của ông nội . Gia đình tôi, ông nội, ngoại đều đã mất, nay đám cưới của tôi, cha đã mời ông, bởi ông sống hiền lành, thương con cháu, lại là người mà gia đình tôi vô cùng kính trọng”. Đồng quan điểm, chị Nguyệt (27 tuổi, Gia Lai) cũng chia sẻ: “Chủ hôn trong hôn lễ của gia đình mình là Bác họ - về phía dòng họ thì Bác là người có vai vế lớn nhất, cũng là người được dòng họ kính nể”. chủ hôn Riêng đối với các gia đình theo đạo Công Giáo, vị chủ hôn sẽ là ông Biện (một chức sắc) trong nhóm Tông đồ của giáo xứ, đây là ý kiến của chị Trà (28 tuổi, Qui Nhơn) “Hôn lễ của tôi, cả hai nhà trai và nhà gái, chủ hôn đều là các ông Biện của nhà thờ. Nhà thờ sẽ có 14 ông Biện, hiện thân của 14 Thánh Tông Đồ, mời ông Biện nào là tùy vào mối thâm tình của gia đình đối với vị đó. Các Biện thường có cuộc sống tốt đời, đẹp đạo, nói lời yêu thương và gắn kết tình nghĩa hai nhà rất tốt”. 2. Chủ hôn am hiểu về nghi lễ cưới truyền thống, khéo léo trong ứng xử Không chỉ là người hiền lành, vị thế uy nghi trong tộc, giáo họ, mà chủ hôn còn phải thực sự am hiểu các nghi lễ cưới truyền thống, cũng như là sợi dây nối kết được hai họ trong giờ phút thiêng liêng của đôi tân hôn. Chủ hôn nhà trai sẽ phải thay mặt nhà trai thưa hội đồng gia tộc, hai họ đồng ý chấp thuận tiến hành hôn lễ, xin phép nhà gái dâng lễ vật; chủ hôn nhà gái sẽ tiến hành dẫn dắt giới thiệu họ nhà gái, thực hiện nghi thức lễ gia tiên, lễ tuyên hôn, nói lời chia sẻ, gửi gắm, mời dùng tiệc trà,... chủ hôn Nếu chủ hôn không là người có tuổi, có kiến thức về nghi lễ cưới truyền thống, giao tiếp khéo léo, thì rất khó để dẫn dắt lễ cưới theo đúng trình tự, cũng như  gợi mở câu chuyện, khuấy động được không khí cởi mở, trò chuyện thân mật giữa hai họ. Như vậy, hai nhà suôi gia kết tình nghĩa trọng, đôi trẻ nên duyên vợ chồng, lễ cưới diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp không thể không nhắc đến công sức của vị chủ hôn đặc biệt.  Marry.vn chúc các gia đình chọn được chủ hôn như ý trong lễ cưới thiêng liêng.

Bình luận

Viết Đánh Giá
T
Đúng rồi ,chủ hôn thường là người đức độ và ăn nói ứng xử chững chạc ,có kinh nghiệm nữa