Đăng bởi Marry Doe - 24/07/2017 | Lượt xem: 4184
Trầu cau đã đi vào tình cảm, sinh hoạt và đời sống của người đời xưa, đi vào nhiều truyền thuyết trữ tình và kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.
Từ thời xa xưa, miếng trầu với quả cau đã rất gần gũi với nhân dân ta, gần gũi và quen thuộc đến nỗi phương ngôn ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”..
Miếng trầu có mặt trong mọi lễ nghi, sinh hoạt, ngày vui, ngày buồn của nhân dân ta
Trầu cau đã đi vào tình cảm, sinh hoạt và đời sống của người đời xưa, đi vào nhiều truyền thuyết trữ tình và kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nó là biểu hiện của niềm vui, nỗi nhớ: “Trầu này trầu quế, trầu hoa. Trầu loan, trầu phượng, trầu ta, trầu mình”, hoặc niềm luyến tiếc đau đáu: “Ba đồng một mớ trầu cay. Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”...
Ông cha ta cho rằng, cây cau có thân tròn luôn thẳng đứng như biểu trưng cho người quân tử, còn lá trầu hơi bầu bình xòe ngang che chở trên mặt đất như hình tượng người con gái Việt Nam.
Bên cạnh đó hình ảnh dây trầu quấn quít leo trên thân cau như nói lên tình yêu bền vững của đôi trai gái nguyện trọn đời gắn kết mà khởi đầu là lễ cưới hỏi.
Trong dân gian xưa vẫn hay lưu truyền câu nói khi về ý nghĩa trầu cau trong lễ cưới hỏi: “Miếng trầu ăn kết làm đôi/Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng/ Trầu xanh, cau trắng, chay hồng/Vôi pha với nước, thuốc hồng với duyên.
Sự kết hợp của trầu cau với vôi tạo nên màu thắm đỏ như màu máu màu son tượng trưng cho nghĩa tình của sự thủy chung, lời thề hẹn trong lễ cưới hỏi của cô dâu chú rể.
Cho đến hôm nay thì ý nghĩa của hình tượng trầu cau vẫn không bị mai một trong phong tục lễ cưới hỏicủa người Việt. Dù trong lễ cưới hỏi hiện tại cần rất nhiều những sự chuẩn bị từ tìm kiếm ekip chụp ảnh, trang phục, nhà hàng, … nhưng chưa ai quên đi mâm trầu cau đi đầu trong lễ cưới hỏi.
Cuộc sống càng hiện đại thì mâm trầu cau trong lễ cưới hỏi càng được đầu tư và chỉnh chu hơn với nhiều sự sắp xếp và trang trí tinh tế và bắt mắt hơn. Song song với đó mâm trầu cau trong lễ cưới hỏi ngày nay chỉ còn mang tính ước lệ và biểu trưng cho một nét phong tục tập quán đẹp của người Việt truyền lại bao đời nay, chứ nó không còn được sử dụng để ăn nhiều như những năm trước.