Cưới xin, ai cũng trải qua. Vui đấy nhưng cũng mệt đấy. Ở cái tuổi vừa đi làm, vừa lo cưới, ai cũng bận bịu cả. Bạn bè nhiều đứa được nhà chồng lo từ chân đến đầu hay được bố mẹ chuẩn bị cho gần hết thì cũng chẳng có gì phải bàn, chắc chỉ lo cho mỗi dịp… vỡ mật.
Mình cũng đã qua thời điểm này, cũng phải tự tìm hiểu, liên hệ các nơi như các nàng để làm sao có được bộ ảnh “kết” nhất, bộ áo dài ngày ăn hỏi chuẩn nhất hay nghiên cứu trăng mật, vỡ mật ở đâu… Thôi thì cũng qua một thời ấy, đứa em mình cũng chuẩn bị cưới chồng ở Hà Nội nên tiện đây mình tổng hợp lại một số ý cơ bản cho các nàng xem qua vì cái thời của mình cách đây gần chục năm cũng khác với các nàng bây giờ. Các nàng cùng chia sẻ thông tin với nhau để có được thông tin cập nhật nhé!
Một vòng luẩn quẩn thường sẽ xảy ra như sau
> Ảnh cưới : Chụp ảnh cưới ở đâu? Chụp cửa hàng nào? Bao giờ chụp?
> Thiếp cưới: Đặt in ở đâu? Nội dung gì? Khi nào thì bắt đầu đi mời?
> Nhẫn cưới: Mua hàng vàng nào? Mẫu gì?
> Áo dài ăn hỏi: Ở đâu? Giá khoảng bao nhiêu?
> Trang điểm: Ở đâu? Giá khoảng bao nhiêu?
> Bê tráp, Thuê phông bạt ngày ăn hỏi và ngày cươi: Ở đâu? Giá bao nhiêu?
> Xe ăn hỏi, xe cưới, hoa cưới: Thuê ở đâu? Giá bao nhiêu?
> Nhà hàng: Ở đâu, bao nhiêu
> Phòng tân hôn
> Trăng mật
1. Ảnh cưới: Câu hỏi đầu tiên là Hiệu nào, chụp ở đâu, đẹp không và giá bao nhiêu?
Mình thấy, khoản này thì có vẻ ảnh đẹp hợp với ví tiền. Thật đấy!
Có một số studio ở HN cũng được comment ấn tượng, các nàng sớt địa chỉ nhé: TuArt Nguyen, HongKong Studio, Lavender Studio, Cuong Paris, Palatino, Kolor Studio, Jullia wedding, Đa Minh Tân, Livia wedding, Mr. Lee, Phiêu Media, An Đông Studio,... (các bạn cập nhật tiếp nhé!)
Thế còn chụp ở đâu? Ai có thời gian thì dịp này đi mạn Tây Bắc như Hà Giang, Mộc Châu chụp ảnh rùng núi sơn cước, hoa Tam giác mạch hay bây giờ các cặp đôi hay đi Tràng An.
Nếu ở trong HN thì có các điểm sau: Phố cổ (Hàng Đào, Đồng Xuân, hàng Mã..); Vườn hoa Con Cóc, sảnh khách sạn Metropole và khu vực Nhà hát Lớn; Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Hoàng thành Thăng Long; Đường Hoàng Diệu – Phan Đình Phùng; Hồ Tây; công viên Thủ Lệ; gần Tết thì đến vườn hoa Nhật Tân, Quảng Bá; Bảo tàng Dân tộc học. Chen chúc nhất bây giờ là ở Hồ Hoàn Kiếm và Tràng Tiền Plaza.
2. Thiếp cưới: Đặt in ở đâu? Nội dung gì? Khi nào thì bắt đầu đi mời?
Đặt in ở đâu: Giờ thì HN nhan nhản các hàng in thiếp, chủ yếu là giá cả, mẫu mã như thế nào. Tập trung nhất thì vẫn là phố Hàng Gà.
Về Nội dung, tiện đây mình nhờ anh Google sợt, ra thông tin tham khảo như thế này. Cũng là tham khảo thôi vì sẽ tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau.
Một số tóm tắt và lưu ý khi viết thiệp cho nhà trai, nhà gái
Thiệp nhà trai và nhà gái thường nên được in riêng, nếu người mời là bố mẹ thì phần người đứng tên mời ghi tên bố mẹ, nếu người mời là CD CR thì phần người đứng tên mời là CD CR.
- Thiệp nhà trai: Tên bố mẹ CR đứng trước, chỗ tên CD CR thì tên CR đứng trước
+ Về nhà trai lúc 10h: “Hôn lễ tổ chức vào hồi 10h00 tại ________ (địa chỉ nhà trai)”
- Thiệp nhà gái: Tên bố mẹ CD đứng trước, chỗ tên CD CR thì tên CD đứng trước. Giờ nhà trai đến đón dâu là 8h:
“Hôn lễ tổ chức vào hồi 8h00 tại _______(địa chỉ nhà gái)”.
Bên cạnh đó, việc phân nhóm khách mời cũng giúp tiết kiệm thời gian và giữ lễ nghĩa vì thông thường khách mời của bạn sẽ gồm rất nhiều mối quan hệ: người thân (lớn tuổi), họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp,…Việc phân chia danh sách sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân loại và ghi thiệp cưới.
Với những khách mời chưa có gia đình, thiệp cưới bên ngoài nên ghi tên, bên trong có ghi tên người được mời và kèm theo. (Ví dụ: Thân mời A và người thương), nên ghi rõ tên bên trong thiệp để tăng thêm tính thân thiết, tránh ghi chung chung theo kiểu “mời bạn và người thương”.
Với những khách mời đã có gia đình và lớn tuổi hơn thì chỉ nên ghi tên người mời bên ngoài, bên trong sẽ ghi chi tiết mời anh chị A và hai cháu/ mời anh chị A. Tránh ghi “mời gia đình anh A bên ngoài thiệp, có thể một số người khó tính sẽ cho như thế là không lễ phép.
Với những khách mời là họ hàng, hàng xóm lớn tuổinên để cha, mẹ mời vì vai ngang với cha mẹ. Nếu cha mẹ đã mất thì có thể nhờ anh chị lớn tuổi hơn mời. Hoặc nếu không có anh chị em mà mình phải đứng tên mời thì bên ngoài ghi “Kính mời bác A/cô B…”, bên trong ghi rõ “Kính mời hai bác và gia đình/Kính mời hai bác và anh chị…” Nên nhớ người lớn tuổi sẽ rất khó tính trong từng câu chữ, đừng để một vài sơ sót nhỏ của bạn sẽ làm cho bạn mất đi những vị khách ấy.
Ngoài ra, trong trường hợp cha mẹ đã mất, hầu hết mọi người đều khuyên rằng nên ghi tên cha mẹ dù còn sống hay đã mất, vì cha mẹ là đấng sinh thành ra mình. Hành động này như một lời cảm ơn đến công ơn nuôi nấng mình nên người và có được hạnh phúc như ngày hôm nay.
Đặc biệt, khi ghi tên cha mẹ đã mất thì người nhận được thiệp cưới sẽ hiểu được hoàn cảnh hiện tại của mình hơn, tránh có những thắc mắc, nghi vấn tại sao lại để trống hoặc tên người đại diện lại là một người khác không phải cha mẹ.Cách ghi tên cha mẹ đã mất vào thiệp cưới như sau: ghi đầy đủ tên cha mẹ và phía dưới có thể đóng mở ngoặc “Đã mất”, “Cố phụ”, “Cố mẫu”.
Một giải pháp khác cho trường hợp này là ghi tên người đỡ đầu, tức là người chủ hôn. Tục ngữ có câu “Quyền huynh thế phụ” nếu cha mất có thể ghi tên anh trai (nếu có) với đại diện là “Huynh trưởng” hoặc ngoài ra còn có câu “ Mất cha còn chú”. Do vậy, người làm chủ hôn, thay thế cho bố mẹ có thể là anh chị ruột hoặc cô, dì, chú bác trong gia đình.
Nếu chọn cách ghi này, trong thiệp mời sẽ là: Trân trọng báo tin lễ tân hôn (vu quy) của “em chúng tôi” hoặc “cháu chúng tôi”. Và khi làm lễ người chủ hôn hoặc MC sẽ phải giải thích lý do cho quan khách hiểu rõ vấn đề, để tránh tình trạng bàn tán xôn xao những lý do không hay.
Khi nào thì bắt đầu đi mời? Mình nghĩ nên in ấn xong và bắt đầu đi mời từ 2 đến 3 tuần trước khi cưới, trước đấy nữa thì càng tốt.
3. Nhẫn cưới: Mua hàng vàng nào? Mẫu gì?
Mua nhẫn thì cứ tìm các hàng vàng có tên tuổi như Bảo Tín Minh Châu hay Doji… Các nàng thử thoải mái nhưng lưu ý là ít hạt thôi nhé, đeo nhiều hạt hay bị rơi lắm, thật đấy!
4. Áo dài ăn hỏi: Ở đâu? Giá khoảng bao nhiêu?
Mỗi nàng một kiểu, tùy chọn nhé! Giá cả thì khoảng 700k đến 1 triệu 2.
Nếu đi may, các nàng nên chuẩn bị may trước 2 tháng vì mùa cưới là hàng nào cũng đông khách lắm, họ may có thể hết từ nửa tháng đến 1 tháng, nhờ may có bị lỗi gì đấy còn phải sửa mất 5 đến chục ngày. Cái này mình “dính” rồi. Một số của hàng đẹp có Thanh Châu (Mai Hắc Đế), Phan Hải (Lê Văn Hưu), Mỹ Vinh (Cầu Gỗ).
5. Trang điểm cô dâu
Nên thuê luôn ở của hàng ảnh cưới cho nó trọn gói.
6. Bê tráp và phông bạt
Các nàng từ tìm ở các điểm gần nhà cho tiện.
7. Xe ăn hỏi, xe cưới, hoa cưới: Thuê ở đâu? Giá bao nhiêu?
Mục này thì các nàng có thể gọi cho bên Công ty Cho thuê xe ô tô du lịch Pacific chuyên xe Ăn hỏi, ăn cưới. Giờ đang có đợt khuyến mại mùa cưới: Xe đời mới, lái xe vui tính, đám cưới đám hỏi mà mặt cứ quạu quạu ra là không đẹp rồi. Và cái quan trọng nhất là Đúng giờ. Chỉ cần lệch giờ đẹp 5, 10 phút là coi như… xong ngày vui đấy!
Giá cả cũng phủ lý, chạy ăn hỏi, ăn cưới trong nội thành từ 8h sáng đến 3h chiều hàng ngày từ Thứ 2 đến thứ 6 là 700k, Thứ 7, CN cộng thêm 200k. Nếu xe đi ngoại tỉnh thì hai bên thỏa thuận với nhau mức giá phù hợp.
Hoa cưới thì các nàng có thể tự chọn rồi gắn lên xe hoặc thuê bên nhà xe đặt giúp.
8. Nhà hàng: Ở đâu, như thế nào, bao nhiêu?
Cái mục này rất quan trọng nhé, các nàng có thể nhờ phụ thân, phụ mẫu tư vấn và đi đặt, có một số tiêu chí cần chú ý:
- Có địa điểm thuận tiện cho gia đình 2 bên, khách mời;
- Có khuyến mại không?
- Bảng giá thực đơn món ăn nước uống, MC… mà nhà hàng cung cấp phải được ghi bằng văn bản. Giá đấy có được giữ nguyên đến thời điểm cưới hay không?
- Nếu phát sinh thì đáp ứng được bao nhiêu mâm? Giá cả như thế nào?
- Đề nghị nhà hàng cho danh sách những mục nào tính phí?
- Gửi xe của khách, trang trí như thế nào?
- Nghi thức cưới như thế nào?
- Đặt cọc bao nhiêu? Thanh toán sau đấy như thế nào? Cái này phải làm hợp đồng.
- Chuẩn bị trước khi cưới để mang tới nhà hàng: Ảnh cưới, Bánh kẹo, thuốc lá, quà cảm ơn, nhờ người thân đến trước 1, 2 tiếng để soát lại số lượng mâm, đồ uống, trang trí…
...............
9. Phòng tân hôn
Cái này phụ thuộc vào không gian và gia cảnh của chú rể và sở thích của cô dâu Có một số lưu ý nho nhỏ như sau:
- Gương không nên đặt đối diện giường;
- Cô dâu, chú rể không sử dụng giường cưới trước đêm tân hôn;
- Phong tục trải giường theo gợi ý của anh Google:
Phong tục chuẩn bị trải chiếu phòng tân hôn là một trong những nét đẹp của văn hóa cưới hỏi Việt Nam. Thông thường, nhiệm vụ này được giao cho những người phụ nữ thân thiết trong gia đình chú rể, đã lập gia đình, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và có cả con gái lẫn con trai. Các bà, các mẹ tin rằng làm như vậy thì đôi uyên ương mới sẽ có được cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc như người trải giường phòng tân hôn.
Toàn bộ giường sẽ được mua mới, hoặc nếu không, gia đình nhà trai phải chuẩn bị chăn, gối, đệm mới. Về tục trải chiếu, chiếu phải mua một đôi, chiếu dưới trải mặt trái, chiếu trên trải mặt phải. Nếu dùng đệm thì trải chiếu xong sẽ đặt đệm lên trên. Việc trải giường cưới cũng phải được tiến hành vào giờ đẹp, hợp với tuổi của cô dâu chú rể.
Tại một số địa phương, phong tục trải giường chiếu còn cần cả phong bao lì xì để ở 4 góc giường và chính giữa giường, hoặc cho trẻ con ngồi lên giường cưới. Những nghi thức này có thể thay đổi theo từng vùng miền, từng gia đình và quan niệm của từng người. Nếu các gia đình cầu kỳ và coi trọng lễ nghĩa thì hai nhà nên bàn bạc và có sự thống nhất từ trước để đám cưới diễn ra vui vẻ.
10. Trăng mật
Nếu ra nước ngoài thì lưu ý chuẩn bị Hộ chiếu và visa theo quy định! Còn đâu, các bạn tự tìm hiểu để khám phá nhau nhé!