Thanh toán

Của hồi môn - xử lý thế nào cho vẹn?

Đăng bởi Marry Doe - 17/10/2016   |   Lượt xem: 4600

Ngoài đôi nhẫn cưới chú rể trao cô dâu và đôi hoa tai mẹ chồng tặng nàng dâu, gia đình hai bên phải chuẩn bị mỗi nhà một bộ trang sức để tặng cô dâu chú rể như của hồi môn để đôi tân lang tân nương chuẩn bị cho cuộc sống mới. Tùy phong tục từng vùng miền, gia đình hai bên có thể tặng nữ trang cưới cho cô dâu trong ngày ăn hỏi hoặc khi rước dâu.

Vì sao có tục tặng của hồi môn:

Theo truyền thống, của hồi môn thường là những đồ dùng, quần áo hay tiền bạc…mà người phụ nữ mang từ nhà cha mẹ đẻ đến nhà chồng, thậm chí có cả giường, tủ, rương... Với con nhà giàu, cô dâu còn mang theo rất nhiều tiền bạc dư dả. Phong tục này bắt nguồn từ thời Xuân Thu của Trung Quốc. Theo quan niệm dân gian, cha mẹ cô dâu tặng của hồi môn cho con để:

1. Cha mẹ muốn đỡ đần cho cuộc sống bên nhà chồng của con đỡ vất vả.

2. Món của hồi môn có thể tạo dựng địa vị cao cho con khi ở nhà chồng, chứng tỏ thế lực kinh tế của nhà gái.

3. Nhiều nhà giàu ngoài ban vàng ngọc còn cho cả kẻ hầu người hạ theo con gái, vừa đỡ đần, vừa để con bớt nhớ nhà và đỡ buồn khi cuộc sống thay đổi.

4. Của hồi môn là lời chúc của cha mẹ, gia đình nhà gái cho cô dâu được may mắn, đủ đầy vật chất, khởi đầu cuộc sống nhẹ nhàng và hanh thông.

Và theo quan niệm truyền thống, gia đình chồng không được can thiệp hoặc xâm phạm của hồi môn của con dâu. Chỉ có cô dâu được toàn quyền sử dụng và chia sẻ. Của hồi môn này sau đó có thể được cô dâu truyền cho con cháu mình.

Trong cuộc sống hiện đại, vợ chồng có sự nghiệp riêng và có khả năng kiếm tiền, của hồi môn không còn đặt nặng như trước. Thậm chí, nữ trang cưới, chi phí tổ chức hôn lễ cũng do cô dâu chú rể tự túc.

2-7964-1416997405

Tặng của hồi môn cho con khi nào:

Thông thường, vào ngày ăn hỏi, nhà trai sẽ mang lễ vật qua tặng cô dâu với mong ước mang lại sự giàu sang, sung túc cho đôi uyên ương. Lễ vật bao gồm: nhẫn đính hôn, đôi hoa tai của mẹ chồng cho, cặp lắc vàng  (tùy theo điều kiện kinh tế của nhà trai). Vào ngày đưa dâu, sính lễ gồm chiếc kiềng vàng, dây chuyền, nhẫn cưới.

Phía nhà gái cũng có phong tục tặng quà cưới, của hồi môn cho cô dâu sau lễ bái bàn thờ gia tiên. Của hồi môn mà cha mẹ tặng con gái rất đa dạng. Nhà giàu có, cha mẹ có thể  tặng cho con nhà cửa, đất đai, xe cộ, hoặc vài cây vàng làm vốn… Nhà khó khăn hơn thì có thể chỉ tặng con gái vài chỉ vàng hoặc một số tiền tượng trưng để vững dạ khi bắt đầu cuộc sống mới. Việc trao của hồi môn là nét đẹp văn hóa, không nên dùng để so đo đẳng cấp giàu có hoặc đo tình thương con kẻo mất tình nghĩa.

Sau ngày cưới, những quà tặng này được coi như của cải làm vốn của đôi uyên ương. index

Xử lý với của hồi môn thế nào cho hợp lý:

Hiện nay, mâu thuẫn xảy ra giữa hai nhà vì không khéo xử lý của hồi môn rất dễ xảy ra. Do đó, cha mẹ hai bên nên có cuộc nói chuyện thẳng thắn với nhau trước ngày hôn lễ để tránh nảy sinh mâu thuẫn không hay. Chẳng hạn, cha mẹ cô dâu muốn con toàn quyền sở hữu và sử dụng của hồi môn, nên có lời thẳng thắn với cha mẹ chú rể, vì cô dâu sẽ khó mở miệng bàn về chuyện này hơn.

Với gia đình có điều kiện và không quan tâm của hồi môn, cô dâu chú rể nên có kế hoạch cất giữ hoặc sử dụng sau ngày cưới. Số tiền đó có thể trích ra để đi hưởng tuần trăng mật, sửa sang nhà cửa, sắm sửa cho tổ ấm mới, hoặc tiết kiệm làm vốn.

Cô dâu chú rể nên thống nhất ý kiến với nhau về việc sử dụng của hồi môn, sau đó mới trao đổi với cha mẹ về vấn đề này. Đối với nhiều cặp vợ chồng khéo léo, cô dâu có thể xin toàn quyền với khoản tiền hồi môn mà gia đình hai bên cho vợ chồng mình, riêng tiền khách mời dự lễ cưới của họ nhà nào sẽ gửi lại cho cha mẹ nhà ấy. Hoặc cô dâu có thể xin riêng phần tiền vàng họ nhà gái cho, và gửi lại cho mẹ chồng khoản hồi môn nhà trai mang tặng.

Vấn đề tài sản ngay khi vừa kết hôn có thể sẽ gây rạn nứt nếu cả hai không khéo léo xử lý. Cô dâu và chú rể cần đồng lòn và nhẹ nhàng thuyết phục cha mẹ hai bên, giữ gìn cuộc sống mới luôn đề huề yên ổn.

Marry

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào