Thanh toán

Cưới Làm Sao Để Không Bị Lỗ ?

Đăng bởi Marry Doe - 09/06/2017   |   Lượt xem: 10614

Những năm trước tiền mừng đám cưới không chỉ giúp vợ chồng trẻ chi trả chi phí đám cưới mà còn tích lũy một chút vốn nho nhỏ. Trong thời buổi kinh tế khó khăn thế này thì điều đó có còn tồn tại?

Chi phí tiệc cưới "thượng vàng hạ cám"

Bài toán chi phí trong hôn nhân, đặc biệt là khâu tổ chức tiệc cưới luôn khiến các bạn trẻ phải trăn trở, đau đầu nhất. Ai cũng muốn có một tiệc cưới thật hoàn hảo, thật đáng nhớ; nhưng trước hết nó phải phù hợp với điều kiện tài chính của mình.

Trong thời buổi bão giá hiện nay, xăng tăng, điện tăng, nước tăng,…nên giá cả tiêu dùng cũng đồng loạt tăng theo. Và lẽ tất nhiên chi phi tổ chức tiệc cưới cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cách đây một, hai năm tiệc cưới tại các nhà hàng bậc trung chỉ từ khoảng từ 2,5 triệu đến 3 triệu/bàn thì năm nay chi phí này đã tăng lên.

Những chi phí trên chỉ là những chi phí cơ bản nhất, chưa kể đến bia, rượu, phí tổ chức, MC, dàn nhạc, ca sỹ,…Tùy theo số lượng bàn đặt tiệc mà chi phí sẽ được giảm theo các mức khác nhau. Theo khảo sát các nhà hàng tiệc cưới thì tiệc cưới với 25 bàn trở lên sẽ được hưởng ưu đãi trong khâu tổ chức và khoảng 60 – 70 bàn thì chi phí này dường như miễn phí hoàn toàn.



Tiền mừng đám cưới bao nhiêu là đủ?

Tiền mừng đám cưới là nét văn hóa riêng của người Á Đông, không biết nó xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ khi nào, nhưng ngày nay nó đã trở thành thói quen không thể thiếu.

Không ít các bạn trẻ phân vân về vấn đề tiền mừng đám cưới, đi bao nhiêu được cho là hợp lý trong bối cảnh giá cả leo thang như hiện nay?

Giờ giá cả tăng thì thông thường mừng khoảng 400 – 500 ngàn; không đi thì gửi khoảng 300 ngàn.

Qua cuộc khảo sát nhỏ, tá c giả nhận thấy có một số cách thông dụng mà các bạn trẻ quyết định số tiền mừng: theo mức chung, theo mức độ sang trọng của nhà hàng và theo tính chấtmối quan hệ với vợ chồng trẻ. Lan – nhân viên Marketing tại công ty chuyên về mỹ phẩm Hàn Quốc chia sẻ: “Thông thường có mức chung rồi, thỉnh thoảng cũng tham khảo ý kiến bạn bè cùng đi đám cưới, còn người thân và bạn bè thân thì có một mức tiền mừng riêng.”

Với thời buổi kinh tế khó khăn , doanh nghiệp thì làm ăn không hiệu quả dẫn đến mức thu nhập của nhân viên cũng không thay đổi đáng kể. Thấu hiểu trước hoàn cảnh giá tăng, đa số các bạn trẻ thay đổi mức tiền mừng. Loan – nhân viên kế toán tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Cách đây 2 năm thường thì với các đám cưới nhà hàng bậc trung, mình mừng khoảng 300 ngàn, không đi thì gửi 200 ngàn. Đối với bạn bè thân thì 500 ngàn, 1 triệu. Giờ giá cả tăng thì thông thường mừng khoảng 400 – 500 ngàn; gửi thì 300 ngàn. Đây cũng là mức mừng đám cưới chung tại TP. Hồ Chí Minh.”

Đám cưới liệu có “lãi”?

Vấn đề “lỗ” và “lãi” trong đám cưới khá nhạy cảm. Có những bạn trẻ quan niệm, tiệc cưới có người thân và bạn bè đến tham dự đã là hạnh phúc. Họ tổ chức đám cưới theo sở thích, khả năng của mình mà không quan tâm đến tiền mừng có đủ bù đắp chi phí đó hay không. Nhưng cũng không ít các bạn trẻ trong điều kiện không dư giả gì thì sự tính toán tổ chức tiệc cưới vừa vui vừa tiết kiệm sao cho hậu đám cưới không phải gánh những khoản nợ là hết sức cần thiết.



Sự tham dự và chúc phúc của bạn bè người thân là quan trọng nhất

Theo thực tế, mức tổ chức một tiệc cưới tại một nhà bậc trung thì tổng cộng chi phí ít nhất cũng phải 3,5 triệu/bàn/10 người (bao gồm chi phí tổ chức, phí phục vụ, rượu, bia,..). Chưa kể có những khách mời không tham dự sẽ không có hoặc có mức tiền mừng thấp hơn. Vậy với mức tiền mừng phổ biến từ 400 – 500 ngàn như hiện nay thì chỉ bù đắp được phần chi phí tổ chức tiệc cưới.

Với 200 khách với 10 bàn tiệc và giả sử khách đến đầy đủ:

Chi phí ít nhất sẽ là: 3,5 triệu X 20 bàn = 70 triệu.

Số tiền mừng trung bình là 400 ngàn/ người : 400 X 200 người = 80 triệu.

Số tiền mừng trung bình là 500 ngàn/ người: 500 X 200 người = 100 triệu

Với phép tính đơn giản chúng ta dễ dàng nhận ra số tiền "lãi" sau đám cưới có được từ 10 đến khoảng 30 triệu.

Hai bạn quê ở miền Tây lên TP. Hồ Chí Minh lập nghiệp, mới tổ chức đám cưới chia sẻ: “Vì là dân tỉnh lẻ nên họ hàng, bạn bè của ba mẹ hai bên không nhiều. Chúng tôi chỉ tổ chức tiệc cưới nhỏ, ấm cúng với 15 bàn mời bạn bè. Tiền mừng cũng dao động từ 400 – 500 ngàn. Chi phí một bàn tiệc 3 triệu, cộng thêm bia, chi phí tổ chức nữa thì tính ra cũng vừa đủ và dư chút đỉnh."

Với thực tế và phép tính đơn giản ta có thể hình dung đám cưới ngày nay không thể có mức "lãi" khủng mà chỉ đủ bù đắp chi phí hoặc dư một khoản nhỏ.

Việc tính toán chi phí tổ chức tiệc cưới hợp lý, phù hợp với khả năng thì các bạn trẻ vừa có đám cưới vui, đầy ý nghĩa vừa không phải lo lắng cho những khoản nợ từ khâu tổ chức.

Bình luận

Viết Đánh Giá
H
tùy vào túi tiền của mình mà cân nhắc cho phù hợp, chứ cứ làm thẳng tay, làm cho sang rồi phải gánh nợ trên lưng bước vào cuộc sống mới đấy.
H
Ở quê đám cưới người ta chỉ đi có 200 ngàn thôi, đó là mức giá chung khi đám cưới tại nhà, thân thiết thì đi giá khác tùy tâm. Vậy mà người ta vẫn dư được một khoảng
M
nên cân nhắc việc mời khách để chi phí đám cưới không còn là nỗi lo