Thanh toán

Đặc điểm đồ cúng, số thức cúng trong gia đình Nam bộ cô dâu trẻ cần chú ý

Đăng bởi - 25/01/2017   |   Lượt xem: 4622

Nghi thức cúng kiếng trong ngày Tết có rất nhiều điều cần lưu ý, đặc biệt là những cô dâu trẻ về làm dâu bên nhà chồng trong dăm ba ngày Tết. Biết thêm về các đồ cúng, thức cúng, số lượng chén - thức cúng trên mỗi bàn thờ sẽ giúp nàng dâu mới bớt bỡ ngỡ.

1. Bàn thờ Thiên

Các gia đình miền Trung và miền Nam thường đặt bàn thờ Thiên ở trước sân nhà. Bàn thờ này tượng trưng cho triết lý Âm - Dương. Người ta thường cúng hoa quả, chè, bánh ngọt thanh tịnh nhẹ nhàng. Mỗi thức chỉ đặt 1 chén cúng ở bàn thờ Thiên.

tho-cung-to-tien-bb-baaadL5Ttk

2. Bàn thờ người khuất mày khuất mặt

Trong đêm Giao thừa, bên cạnh mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời, người miền Nam và miền Trung còn lập một bàn cúng ở hiên nhà, hoặc sân sau dành cho người khuất mày khuất mặt lang thang. Người ta tâm niệm rằng trong đêm Giao thừa nhà nhà tề tựu và đoàn viên, những âm hồn lang thang không có người thân cúng kiếng cũng cần được chăm lo ngày Tết. Mâm cúng âm hồn này có đủ món cơm - canh - xào - mặn, trà rượu, bánh mứt. Số chén cúng là 4 chén, tượng trưng cho tứ phương Đông - Tây - Nam - Bắc, mời âm hồn khắp nơi về hưởng.

Cúng xong, gia chủ rải muối, gạo như món quà gửi các âm hồn khuất mày khuất mặt

Đồ cúng cho người khuất mày khuất mặt không thể thiếu muối và gạo Đồ cúng cho người khuất mày khuất mặt không thể thiếu muối và gạo. Phong tục này cũng thấy ở các gia đình miền Trung, nhưng cách thức đơn giản hơn.

3. Bàn thờ Phật:

Cúng Phật thì cúng bánh trái, xôi chè ngọt với số lượng mỗi thức cúng là 3, tượng trưng cho Phật - Pháp - Tăng.

Đối với người theo đạo Phật thì cúng xôi chè ngọt hoặc bánh trái trên bàn thờ có số lượng mỗi thức cúng là 3 để tượng trưng Phật-Pháp-Tăng thường trụ. Bàn thờ ông Táo thì cũng cúng tương tự xôi chè ngọt hoặc bánh trái với số lượng là 3 để tượng trưng 2 ông 1 bà theo truyền thuyết. Tuy nhiên, cả bàn thờ Phật hay bàn thờ ông Táo thì không để muỗng đũa vì dân gian quan niệm chư Phật và Táo quân thưởng thức bằng “cảm ứng chứng minh” cho lòng thành của gia chủ nên sẽ không ăn bằng muỗng đũa như người phàm trần.

Đồ cúng trên bàn thờ Phật

4. Bàn thờ ông bà tổ tiên:

Kế đến là bàn thờ ông bà tổ tiên, nếu gia chủ là người giữ việc cúng giỗ ông bà thì thường sẽ cúng Cửu Huyền Thất Tổ với ý nghĩa nội-ngoại 2 bên và số chén phải là 4 chén cho mỗi thức để tượng trưng 2 ông 2 bà. Nếu mâm cúng ông bà tổ tiên có 5-7 thức thì cứ thế mà nhân số chén lên.

Bàn thờ ông bà ngày Tết Bàn thờ ông bà ngày Tết rất nhiều thức cúng với số lượng chén cúng tỷ lệ thuận

5. Bàn thờ đất đai

Người Việt Nam rất tôn kính Thổ Địa, thần đất đai. Vị phúc thần này xoay chuyển vận động ngũ hành (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ), tạo dựng ngũ phúc (Phú - Quý - Phúc - Thọ - Khang - Ninh). Ngày Lễ Tết vì thế sẽ cúng trang nghiêm bàn thờ này. Số lượng cúng là 5 chén, 5 chung (trà hoặc rượu)

Tìm hiểu về số lượng các thức cúng giúp bạn chuẩn bị tươm tất việc cúng kính trong ngày lễ cổ truyền. Tuy nhiên, tùy mỗi gia đình sẽ có cách thức cúng kiếng khác nhau. Bạn nên hỏi thăm ý kiến của bạn đời để biết cách cúng cho đúng truyền thống nhà chồng. Một chút quan tâm thôi, bạn sẽ được tiếng là cô con dâu tinh tế và khéo léo.

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào