Thanh toán

Đám hỏi miền Nam

Đăng bởi Marry Doe - 23/02/2017   |   Lượt xem: 1444

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ mang một phong tục đám hỏi riêng mang nét đặc trưng khu vực đó. Ở miền Nam thì phong tục đám hỏi mang tính chất phóng khoáng hơn hai miền Bắc và Trung nhưng không kém phần trang trọng.

    Khác với miền Bắc, ở lễ ăn hỏi miền Nam, nhà gái thường yêu cầu số lượng tráp lễ là số chẵn và hầu hết thường yêu cầu 6 tráp. Bởi với người miền Nam, số 6 là biểu tượng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Một điểm cần phải đặc biệt lưu ý là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ. Và đây là biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và hình thành gia đình trong sự đầm ấm, tài vượng. Đám hỏi là việc nhà trai đem tài lộc đến để có thể rước người con gái (hay là rước hạnh phúc) về cho gia đình mình.

    Người Miền Nam nói chung thường có quy tắc là số lượng mâm quả Đám Cưới sẽ phải nhiều hơn mâm quả Đám Hỏi, ví dụ, nếu Đám Hỏi chuẩn bị 4 thì Đám Cưới phải là 6 quả, còn nếu Đám Hỏi chuẩn bị 6 thì Đám Cưới sẽ là 8 quả. Tuy nhiên, đối với người miền Tây, khi tổ chức Lễ Đám Hỏi họ yêu cầu 20 quả rất hoành tráng, nhưng đến khi tổ chức Lễ Cưới thì rút gọn lại chỉ còn 6 quả. Vì vậy nói chung là đối với mâm quả cưới thì phải “nhập gia tùy tục”, giữa hai gia đình thỏa thuận thống nhất với nhau. Nếu gặp phải tình huống này thì nên chuẩn bị mâm quả theo ý kiến nhà gái sẽ tốt nhất. Trong số các mâm quả sẽ có mâm quả có bánh phu thê gồm có hai phần tượng trưng cho âm và dương, thể hiện sự gắn kết keo sơn của đôi nam nữ. Những chiếc bánh phu thê với sự chúc phúc thành đôi hay sự se duyên vợ chồng dành cho cặp đôi đã trở thành một lễ vật không thể thiếu trong tráp ăn hỏi của người miền Nam.

     Sẽ có rất nhiều lựa chọn mâm quả sao cho phù hợp với yêu cầu mỗi nhà, sau đây mình sẽ gợi ý 2 mâm quả được sử dụng phổ biến cho đám hỏi tại miền Nam bao gồm:

Mâm quả thứ 1: Mâm quả Trầu – Cau Mâm quả Trà – Rượu – Đèn Mâm quả Trái Cây Mâm quả bánh Su Sê (hoặc bánh pía, bánh bông lan, bánh phu thê) Mâm quả bánh kem Mâm quả Xôi Gấc – Gà 

Mâm quả thứ 2: Mâm quả Trầu – Cau Mâm quả Trà – Rượu – Đèn Mâm quả Trái Cây Mâm quả bánh Su Sê (hoặc bánh pía, bánh bông lan, bánh phu thê) Mâm quả Heo Quay (hoặc Heo Sữa Quay) Mâm quả Xôi Gấc – Không có gà
     Đó là đặc trưng của đám hỏi miền Nam, và ngoài ra tiến hành nghi lễ thì đa phần đều có các bước giống nhau cho cả 3 miền

 

Bình luận

Viết Đánh Giá
L
mỗi miền có đặc trưng riêng
H
Đúng rồi bạn! Vì phong tục ở mỗi miền cũng đã có sự khác nhau rất rõ rệt rồi
L
mỗi miền có yêu cầu số lượng về mâm quả rất khác nhau