1. "Check-in" báo ngay cho bạn bè và họ hàng xa
Sau đám hỏi, gửi ảnh cho bạn bè và người thân cũng được xem là một trong những bước chuẩn bị cho đám cưới
Giây phút xúc động được
gia đình chàng mang sính lễ tới hỏi cưới, được mẹ chồng tương lai đeo đôi bông tai làm tin, được chàng trao chiếc nhẫn đính hôn trước bàn thờ gia tiên là khoảnh khắc khởi đầu cho đám cưới không xa. Khoảnh khắc này rất nên được chia sẻ với những người bạn thân, họ hàng xa không có điều kiện về tham dự đám hỏi trên Facebook, Instagram hay Twitter cá nhân, kèm theo dòng tâm sự thật cô đọng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn những tấm ảnh thật tâm đắc thôi, đừng khoe tất tần tật về đám hỏi.
2. Định ngày cưới
Ngày cưới thường được hai bên gia đình lên kế hoạch và ấn định luôn trong ngày đám hỏi, sau khi tham khảo theo ngày sinh, ngày tốt cho cô dâu chú rể và bàn bạc giữa hai bên gia đình.
3. Lập ngân sách cưới
Sau ngày đám hỏi ấm áp vui vẻ, hai bạn cần ngồi lại chuẩn bị cho đám cưới từ việc lập ngân sách cưới và bàn xem sẽ nhờ sự giúp đỡ của những ai để hôn lễ được chu đáo. Nguồn tiền dành cho cưới hỏi này từ đâu: cha mẹ hai bên chi trả, nhà trai sẽ là người chi trả chính, hay cô dâu chú rể chung sức...
Việc này vô cùng hệ trọng, vì đây là kế hoạch lớn đầu tiên mà hai vợ chồng sắp cưới cùng nhau thực hiện, "tập dượt" vì sẽ có rất nhiều quyết định hệ trọng khác cần sự đồng lòng của hai người trong cuộc sống chung. Việc bàn bạc lên ngân sách cưới này sẽ "đánh bay" sự lãng mạn bay bổng về đám cưới trong mơ bạn kỳ vọng, thay vào đó sẽ giúp bạn tỉnh táo nhận rõ mình thực sự cần gì cho đám cưới, cách giám sát và theo đuổi tới cùng kế hoạch cưới với khả năng tài chính của mình.
Lập
ngân sách cưới là thử thách đầu tiên của các cặp đôi trước khi chính thức cưới nhau.
4. Lên danh sách khách mời
Cả hai bên gia đình đều cần nhanh chóng lên danh sách khách mời ngay sau ngày đám hỏi, vì lượng khách mời này sẽ quyết định việc lên kế hoạch cưới, đặt chỗ đãi tiệc, huy động sự giúp đỡ của người thân... Danh sách khách mời này cũng cần có phương án phụ, chẳng hạn bạn muốn mời đông nhưng thuê chỗ không có sảnh lớn, phải trừ bớt người không thân lắm để phù hợp quy mô đám cưới.
5. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Nếu bạn có đủ chi phí, thuê đơn vị wedding planner chuyên nghiệp thì quá tốt. Họ sẽ giúp bạn lên kế hoạch cưới bài bản và đặc biệt, tránh cho bạn việc gặp stress quá nhiều trước ngày cưới và tư vấn cho bạn rất nhiều về cách trang trí, theme cưới, kể cả những lễ tiết thông thường vẫn thường làm nhiều người lúng túng.
Thuê wedding planner sẽ giúp việc chuẩn bị cho đám cưới đơn giản hơn
Mọi việc sẽ dễ dàng, chuyên nghiệp hơn nếu bạn có đủ tài chính nhờ đơn vị wedding planner hỗ trợ
6. Chọn địa điểm đãi tiệc cưới
Đây cũng là việc khiến nhiều cô dâu chú rể đau đầu. Bạn muốn đám cưới của mình đãi ở một nhà hàng tiệc cưới gần nhà, một địa điểm sang trọng hoặc một nơi có chi phí vừa phải? Nếu phải tự mình quyết định
địa điểm đãi tiệc cưới, bạn cần lưu ý những điều sau: sức chứa của sảnh cưới, phí thuê, lịch thuê có phù hợp với đám cưới của bạn.
Tốt nhất, bạn nên trực tiếp đến gặp bộ phận đãi tiệc, tham quan sảnh cưới, đặt câu hỏi và yêu cầu của mình. Bạn cũng nên tìm đến các cộng đồng cưới hỏi để xem đánh giá của những người đặt tiệc trước đó về chất lượng và thái độ phục vụ của nhà cung cấp. Nếu đã hài lòng, bạn nên nhanh chóng tiến hành đặt cọc và ký hợp đồng để giữ chỗ.
7. Đăng ký kết hôn
Đừng quên
thủ tục đăng ký kết hôn trước khi hai bạn chính thức bước vào lễ đường hôn lễ nhé. Tờ giấy hôn thú không chỉ là thủ tục bảo vệ quyền lợi của bạn trước pháp luật, đó còn là cam kết trách nhiệm mà cả hai dành cho nhau, sẽ mang lại cho hai bạn cảm giác thực sự thuộc về nhau và tin tưởng cùng nhau xây dựng tổ ấm chung.