1. Ngọc khắc đôi ngó sen
Ngó sen bằng ngọc phỉ thúy
Ngọc phỉ thúy hay cẩm thạch, đá quý nói chung khắc ngó sen, hàm ý là “giai ngẫu”, bạch ngọc (ngọc màu trắng) là tượng trưng sự tinh khiết, lại là ngọc quý có thể có công dụng giải nạn kiếp, trừ tà, mang lại vận may. Thời xưa giới quyền quý rất ưa chuộng làm vật phẩm trang trí, đeo bên người.
Cho nên, tặng đôi ngọc khắc hình tượng ngó sen là hàm ý chúc vợ chồng duyên trời định đẹp đôi. Ngoài ra, tranh họa hình ngó sen cũng có ý nghĩa là vợ chồng duyên trời định đẹp đôi.
2. Đôi uyên ương
Bảo áp xuyên liên – đôi vịt bằng đá thạch anh hồng đặt trên đĩa hình lá sen
Hình ảnh của chim uyên ương không bao giờ rời nhau, con trống ở bên trái con mái ở bên phải, cho nên người xưa thường gọi là “đôi uyên ương”.
Theo truyền thuyết, một trong hai con có chết đi, một con kia sẽ không bao giờ tìm bạn tình khác. Cho nên ngày nay, rất nhiều người tặng “uyên hương hí thủy” (đôi uyên ương đùa giỡn trong nước) cho vợ chồng trong ngày kết hôn.
3. Vạn niên thanh
Trồng vạn niên thanh trong nhà cho hôn nhân hạnh phúc
Ngày nay người ta ít tặng nhau vạn thanh niên, vì đây là loại thực vật không đắt tiền. Nhưng trong hôn lễ thời xưa, người ta thường tặng nhau vạn thanh niên cho đôi vợ chồng mới cưới, hàm ý chúc đôi vợ chồng ân ái vạn năm.
4. Lăng giác (củ ấu), linh chi
Linh chi tạc từ ngọc phỉ thúy
Chữ lăng trong “lăng giác” (củ ấu) là hài âm của chữ “linh” trong câu “phúc chí tâm linh” (hạnh phúc thấu tâm hồn), cho nên có nhiều miếng đá quý khắc hình củ ấu, linh chi, để tặng cho người yêu trong thời gian hai người yêu đương, tượng trưng hai người “tình đầu ý hợp”.
Lăng chi là thuộc loại tiên dược, có thể chữa bá bệnh, cho nên tặng bức tranh hoặc miếng cẩm thạch có hình linh chi là có hàm ý chúc khỏe mạnh.
5. Con lửng (hoan)
Tượng hợp hoan bằng ngọc phỉ thúy
Con lửng là một động vật, hình dáng như con chồn, da lông có thể giữ ấm. Chữ “hoan” (con lửng) đồng âm với chữ “hoan” trong “hoan thiên hỉ địa”. Cho nên rất nhiều người khắc con lửng trên miếng ngọc hoặc đá quý để làm quà tặng. Thường gặp nhất là khắc hai con lửng ở chung với nhau, tục gọi là “hợp hoan”, thích hợp tặng cho những người mới cưới hoặc đang yêu.
Một loại hình khác khá thường gặp là, một con lửng nằm trên chiếc lá, gọi là “hoan tâm thủ nghiệp”, hy vọng con cháu thành tài, nối nghiệp của cha ông.
6. Long phụng trình dạng
Mặt dây chuyền hình Rồng Phượng chế tác từ ngọc phỉ thúy
Chúng ta thường thấy trong các buổi tiệc mừng đám cưới hoặc trong các nhà hàng trang trí hình ảnh long phụng. Nếu tặng bức tranh hoặc tượng bằng đá quý có hình long phụng cho bạn bè có hàm ý chúc may mắn trong tình yêu, hôn nhân.
7. Hòa hợp nhị tiên
Hình tượng hòa hợp nhị tiên trên gốm sứ trang trí
Nhiều người thích thờ phụng “hòa hợp nhị tiên”, còn gọi là “hòa hợp nhị thánh”.
Trong truyền thuyết, “Hòa hợp nhị tiên” chuyên tác hợp cho nam nữ tình đầu ý hợp, tương thân tương ái. Người ta cũng thường tăng miếng ngọc có khắc “hòa hợp nhị tiên”, có thể dùng để đeo, là có hàm ý: một là, ngọc có công dụng mang lại vận may, tránh tà, giải nạn; hai là, khiến hai người ân ân ái ái, bách niên giai lão.
Vợ chồng, gia đình thường gặp hiện tượng không hòa thuận, bạn có thể treo bức tranh “hòa hợp nhị thánh” trong nhà, có thể cầu cho vợ chồng hạnh phúc trọn vẹn.
Trong tranh “hòa hợp nhị thánh” có chữ “vượng” và chữ “tướng”, là biểu thị của “vượng phu tướng tử”. Cho nên bức tranh “hòa hợp nhị thánh” chính là bức tranh “vượng phu tướng tử” và cũng cần có hai thần đồng nam đồng nữ.
Đối với những cặp vợ chồng bất hòa, chỉ cần treo bức tranh này trong nhà độ linh nghiệm rất cao. Trường hợp hai vợ chồng không hòa thuận muốn treo bức tranh “hòa hợp nhị thánh” cần chọn ngày “hai vợ chồng có quý nhân đến” để treo lên thì có tác dụng rất tốt.
Thông thường, hình tượng của “hòa hợp nhị tiên” trong dân gian là một vị tiên tay cầm lúa (hòa), một vị tay cầm cái hộp (hạp hay hợp) để tượng trưng cho “hòa hợp”. Lại có tượng khắc vị tiên tay cầm bông sen, một vị tay cầm mâm tròn có cái hộp, trong hộp chứa đầy vàng bạc châu báu. Trong hạp còn bay ra con dơi, hàm ý là tài lộc thăng tiến. Ngoài ra, trong tiến Hán Việt, hà (sen) và “hòa” âm tương cận, cho nên cũng có ý nghĩa “hòa hợp”.
8. Hoa đào
Khi tết đến, phong tục tập quán của người Việt rất thích cắm hoa trong nhà,để một năm mới được may mắn. Số nam nữ mong muốn tìm được người lý tưởng nên mua hoa đào về nhà chưng.
9. Hài
Phong tục truyền thống người Việt Nam cũng như Trung Quốc, vào năm mới đều cố gắng mua cho mình và con cái một đôi giày mới. Điều này bắt nguồn từ thời xưa, khi con gái đi lấy chồng, của hồi môn bên đằng gái thường có một đôi giày, tiếng Hán Việt gọi là “hài”, từ này đồng âm với “giai” trong “bách niên giai lão”, hay “đồng giai đáo lão”.
Tặng giày cho nhau cũng là hàm ý chúc cho hôn nhân hạnh phúc, viên mãn.
10. Song ngư cát khánh
Song ngư bằng đá quý
Hoa văn “song ngư cát khánh” đã có từ rất lâu, khoảng đầu thời Hán. Chậu đồng rửa mặt của quan lại ngày xưa thường khắc hình song ngư, viết ba chữ “đại cát tường”. Biểu tượng này cũng được dùng làm quà tặng với hàm ý chúc vợ chồng hạnh phúc.
11. Phú quý nhân duyên
Thời cổ, để chúc phúc tân hôn được phú quý người ta thường dùng hình tượng hoa mẫu đơn và trái quýt lớn.
12. Song hỷ
Song hỷ có lẽ là vật phẩm phổ biến nhất trong văn hóa truyền thống. Có một số hoa văn dùng chữ “hỷ”, hàm ý là “song hỷ lâm môn”, thường gặp nhất là để chúc mừng tân hôn, hy vọng hôn nhân của họ được mỹ mãn.
Trên đây là 12 vật phẩm phong thủy truyền thống cát tường cho tình yêu và hôn nhân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn một vật phẩm phong thủy phù hợp nhằm cải thiện, tăng cường tình yêu hôn nhân của mình. Chúc các cặp đôi luôn hạnh phúc.
st