Thanh toán

Địa điểm chụp ảnh “lạ” ở Sài Gòn

Đăng bởi Marry Doe - 08/05/2012   |   Lượt xem: 5432

Tìm địa điểm chụp ảnh cưới luôn làm đau đầu các cô dâu chú rể. Tìm được địa điểm sao cho vừa gần, thuận tiện đi lạ,i vừa phải có cảnh đẹp độc đáo không phải ai cũng biết

Làng nghề truyền thống

Cho đến nay, TP.HCM vẫn còn lưu giữ được nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời như: nghề đúc lư đồng thờ ở Gò Vấp, thêu tranh ở một số quận trung tâm, làm hàng mã của người Hoa Chợ Lớn (Q.5); làng dệt chiếu ở Bình An, làm bao giấy Bình Đông, đóng­ sửa ghe Cầu Rạch Ông (Q.8); xóm lồng đèn Phú Bình (một phần thuộc quận Tân Bình, một phần thuộc quận 11); xe nhang - làm tượng Phật ở Bình Chánh; đan mây, tre, lá ở Thái Mỹ, mành trúc Tân Thông Hội, chằm nón Tằm Lanh, làng rổ rá Mũi Lớn, Thái Mỹ, làm rế Phước Vĩnh An, đan bồ An Nhơn Tây, làng tráng bánh ở Phú Hoà Ðông (Củ Chi); làng gạch – gốm Long Bình (Q.9); làng nem, làng sơn mài Thủ Đức,… Đi ra hơn một chút về phía Bình Dương (cách TP.HCM chừng 30 km), bạn cũng có thể bắt gặp những làng nghề đặc trưng của vùng đất này như làng sơn mài, làng gốm,…

Trong khi đó, ý tưởng chụp ảnh cưới càng ngày càng được mở rộng đến những chân trời mới, một mặt vì sự thúc bách của sức sáng tạo con người, một mặt để thoát khỏi “đám đông” sẵn có. Đã có những con người còn vào cả nghĩa trang chụp ảnh cưới, vì thế chẳng thể có một giới hạn nào (tất nhiên, không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, truyền thống) để cho ra đời một bộ ảnh cưới độc đáo tại các làng nghề truyền thống. Mời bạn tham khảo một số khung cảnh làng nghề truyền thống tại TP.HCM. Tin rằng bạn sẽ tìm được cho mình những ý tưởng mới cho bộ ảnh cưới của mình.

Làng bánh tráng Củ Chi

Làng bánh tráng Củ Chi

Làng bánh tráng Củ Chi

Làng tráng bánh ở Củ Chi

Làng gốm Bình Dương

Làng gốm ở Bình Dương

Làng gốm ở Bình Dương

Nhà cổ, nhà hoang ven đường

Nhà cổ, nhà hoang ven đường

Ngôi nhà hoang ven đường

Làng quê yên bình

Từ trung tâm thành phố, chỉ mất khoảng một tiếng chạy xe máy là bạn có thể ngắm nhìn những đồng lúa chín vàng bát ngát, những cô cậu bé chân trần ù té chạy đuổi theo con diều, những đàn vịt thong thả nối đuôi nhau đi trên bờ ruộng, những bến đò cũ với những thanh gỗ nâu mục rĩ,… Những khung cảnh bình yên này vẫn còn hiện diện ở những vùng ngoại ô thành phố như Thủ Đức, Q.9, Hóc Môn, Củ Chi,… Không những thế, đến đây bạn còn có thể được nhìn ngắm những giàn mướp đầy bông hoa vàng, những trái bầu trái bí xanh mơn mởn, những giàn hoa đậu tím biếc,… Ngoài ra, trên nẻo đường rong ruổi khắp nơi, biết đâu bạn lại bắt gặp một ngôi nhà hoang ven đường. Tất cả những điều này liệu có thể trở thành “nguyên liệu” đặc biệt cho món ăn “ảnh cưới của bạn chăng? Chúng sẽ trở nên lung linh khi lọt vào ống kính và khiến ảnh cưới của bạn trở nên thật độc đáo không? Cùng xem qua và suy nghĩ nhé bạn!

Cánh đồng lúa ở Củ Chi

Ruộng lúa ở Củ Chi

Ruộng lúa ở Củ Chi

Ruộng rau, trái ở Củ Chi

Ruộng rau, trái ở Củ Chi

Ruộng rau, trái ở Củ Chi 

Vườn rau ở Củ Chi

Lưu ý: Để thực sự có những khung hình cưới đẹp, độc, lạ ở những địa điểm này, bạn cần đi khảo sát thực tế và xin phép trước khi tiến hành. Dĩ nhiên, điều này sẽ ngốn của bạn “không-ít” thời gian, khá nhiều công sức. Nhưng đổi lại, bạn sẽ có những khung hình cưới chỉ có cho riêng bạn. Ngoài ra, đặc trưng chung của các làng nghề này là không gian dân dã, thô sơ, thậm chí có phần cũ kỹ, quê mùa, vì thế bạn cần lên ý tưởng và chọn trang phục (có thể là áo dài, áo bà ba,…), trang điểm (đơn giản, nhẹ nhàng) cho phù hợp.

Mặc áo dài, áo bà ba sẽ là phù hợp với khung cảnh đồng quê

Mặc áo dài, áo bà ba sẽ là phù hợp với khung cảnh đồng quê

Mặc áo dài, áo bà ba sẽ phù hợp với khung cảnh đồng quê

Thanh Thiên

Ảnh: vnphoto.net

Bình luận

Viết Đánh Giá
L
cám ơn bạn ^^
G
Bài viết rất bổ ích, cám ơn bạn !