Đăng bởi Marry Doe - 28/10/2018 | Lượt xem: 1097
Chính những vị trí của các nốt mụn trên mặt là lời "cầu cứu" của các cơ quan bên trong cơ thể khi đang mắc bệnh đấy. Vì thế đừng bao giờ chủ quan hay coi thường nhé.
Khuôn mặt chúng ta sẽ được xem như là một sơ đồ với nhiều phần riêng biệt, mỗi vị trí lại có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận bên trong cơ thể. Vì thế, vị trí của những nốt mụn trên mặt như là lời "cầu cứu" của các cơ quan khi đang mắc bệnh.
1. Trán
Mụn xuất hiện ở trán là dấu hiệu của tâm hỏa thịnh (tim hồi hộp, nóng trong người), quá trình tuần hoàn máu có vấn đề, dẫn tới việc cơ thể tích tụ các độc tố sinh ra mụn.
Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt một cách lành mạnh hơn. Không thức quá khuya và ngủ đủ 7 tiếng/ngày. Chăm uống nước để thanh lọc cơ thể, điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tránh xa đồ ăn vặt hay đồ chiên nhiều dầu mỡ.
2. Thái dương
Đây là biểu hiện túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo như: ruột động vật, thịt bò… đều làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương.
Ngoài ra, bắt túi mật hoạt động quá công suất còn làm cho tóc nhanh bạc, khi ăn các đồ béo dễ bị đau bụng. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, giảm thiểu dùng các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao.
3. Mũi
Mụn xuất hiện ở sống mũi là do dạ dày và nội tạng bị nóng, hệ tiêu hóa bất ổn. Hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn làm cho chân răng bị sưng đau và miệng thường cảm thấy khô, bỏng rát. Nổi mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi có liên quan đến hoạt động của buồng trứng và hệ sinh sản.
Để cải thiện tình trạng này, hãy hạn chế dùng các loại thực phẩm hay đồ uống có tính lạnh. Bổ sung các loại trái cây, rau quả, các loại hạt, cá có nhiều chất béo tốt như omega – 3 cũng như vitamin B.
4. Vùng má
Nếu mụn xuất hiện tại gò má phải, có nghĩa là chức năng đường ruột bị rối loạn ảnh hưởng tới khả năng bài tiết chất độc của ruột. Khi chức năng của đường ruột bị rối loạn sẽ có biểu hiện vùng bụng cảm thấy trướng, hay sôi bụng.
Mụn ở má phải cũng là dấu hiệu của việc tiêu thụ quá nhiều đường. Bên cạnh đó, nó cũng là lời cảnh báo cho thấy chức năng của phổi đang có sự bất thường.
Mụn ở gò má trái cho thấy chức năng gan mật không tốt, dịch mật tiết ra không đủ, vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Nếu mụn thường xuyên xuất hiện ở vùng này là biểu hiện triệu chứng túi mật bị nhiễm hoặc mật kết sỏi.
Mụn tại má phải là dấu hiệu của chức năng gan không tốt, sự điều tiết, thải độc, giải độc… của gan hoặc chức năng tạo huyết có vấn đề gây ra hiện tượng trướng đau ở hai bên sườn, vùng ức và vùng bụng, nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và trên má xuất hiện vết ban.
5. Vùng miệng
Nếu bạn bị mụn trứng cá xung quanh khu vực miệng thì chắc chắn chế độ ăn uống của bạn không hề lành mạnh. Khu vực xung quanh miệng có liên quan mật thiết đến các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan. Do đó, bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm cay, hay đồ chiên ngập dầu. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây và rau cũng là một giải pháp hữu hiệu.
6. Cằm
Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề.
Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề. Hãy cắt giảm lượng thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.
7. Môi
Ăn uống không đúng giờ, đúng bữa khiến bao tử của bạn bị hoạt động quá tải, tiêu hóa kém sẽ gây ra tình trạng mụn ở môi. Hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng với liều lượng hợp lý, uống một cốc sữa hoặc đồ uống lên men mỗi ngày để có lợi cho việc điều chỉnh lại chức năng của dạ dày.
Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể ngay cả một nốt mụn nhỏ cũng là lời cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Đừng dại dột bỏ qua mà hãy tìm hiểu cũng như chữa trị một cách kịp thời nhất nhé.
Bestie