Thanh toán

Khác biệt thú vị trong lễ hỏi ba miền

Đăng bởi Marry Doe - 09/06/2016   |   Lượt xem: 7184

Lễ hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng của dân tộc Việt Nam từ xa xưa và không thể thiếu trong nghi thức cưới ngày nay. Tuy vậy, mỗi vùng miền có lễ hỏi cùng lễ vật khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng văn hóa thổ nhưỡng.

Mỗi nghi lễ trên đất nước ta có sự giống nhau về cơ bản, nhưng ba miền Bắc – Trung – Nam có sự khác biệt, tạo nên bức tranh sinh động cho nghi lễ thiêng liêng này.

Lễ hỏi miền Bắc:

Lễ chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân. Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Lễ hỏi ngày nay còn gọi là lễ đính hôn, chính thức cho đôi lứa qua lại với nhau, hai bên gia đình coi nhau như thông gia, họ hàng.

Trong lễ ăn hỏi miền Bắc, các thủ tục như: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố của chú rể và bố cô dâu giới thiệu họ hàng và những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.

nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-ve-le-an-hoi

Lễ vật chứa trong những tráp sơn son thiếp vàng. Số lượng tráp phải là số lẻ như 3 -5 -7- 9, ý nghĩa số lẻ là sẽ còn tiếp tục nảy nở sinh sôi. Tuy nhiên lễ vật trong từng mỗi tráp phải là số chẵn cho có đôi có cặp. Số lượng tráp tùy thuộc vào yêu cầu từ nhà gái (tục thách cưới), và sự thương lượng của nhà trai. Số lượng tráp ít hay nhiều đều phải có mâm trầu cau, mở đầu cho câu chuyện hôn nhân của dân tộc Việt. Nhưng thông thường phải có chè, hạt sen, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh xu xê…

Đám hỏi miền Trung:

Nghi lễ đám hỏi của người miền Trung thường đơn giản và tiết chế, hai bên gia đình không tổ chức rầm rộ gặp mặt nhau, thay vào đó những người lớn tuổi, họ hàng thân thích hai bên gia đình hẹn gặp nhau để bàn bạc chuyện cưới hỏi. Trước khi đến với lễ hỏi, cha mẹ nhà trai mang chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề xin cưới. Nhà gái nhận rượu và khay trầu đặt lên bàn thờ, như chứng nhận đã nhận lời hỏi cưới từ nhà trai. Người miền Trung gọi lễ này là “lễ đi nói”. Đến ngày lễ hỏi, nhà trai đưa các cặp vợ chồng trung niên, lão niên có cuộc sống hạnh phúc đề huề đến nhà gái. Số lượng thành viên sang nhà gái phải ứng với số sinh hoặc số lão (5-6-9). Kèm theo đó là lễ vật. Lễ vật gồm năm mâm quả: trầu cau, quả trà rượu, mâm ngũ quả, quả bánh quế (hoặc bánh kem, bánh đặc sản từng vùng), và quả đựng vàng tặng con dâu (thường là vòng vàng, hoa tai vàng), kèm phong bì tiền chung tay với nhà gái tổ chức lễ hỏi. Một số tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên có phong tục mang “bánh hỏi” làm lễ vật.

dam hoi

Đám hỏi miền Nam

Yêu cầu lễ vật đám hỏi Nam bộ thường là số chẵn, thường gặp nhiều nhất là 6 mâm quả thay cho số tráp lẻ của miền Bắc, vì miền Nam quan niệm rằng số 6 biểu trưng cho LỘC (đọc trại từ chữ Lục). Trong các mâm quả, số lượng vật phẩm là số lẻ, biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở. Các mâm quả phổ biến thường có: Mâm trầu cau, Bánh phu thê (hoặc các loại bánh đặc sản địa phương), Gà hoặc heo quay, Xôi gấc, Rượu, thuốc và trà, Hoa quả. Một số gia đình tại Tiền Giang, Đồng Tháp còn chuẩn bị thêm mâm quả chứa áo khoác ngoài áo dài, mấn đội đầu, đồ trang sức cho cô dâu mặc rồi ra chào họ hàng hai bên.

Lễ lên đèn” là nét riêng, là nghi thức truyền thống không thể thiếu trong đám cưới của người Nam Bộ, bởi nó như một sự tuyên bố, một lời hứa gắn kết trọn đời của đôi vợ chồng son trước mặt tổ tiên và họ hàng hai bên. Người ta cho rằng hai ngọn nến phải cháy từ từ, đều đặn. Một trong 2 ngọn đèn tắt bất ngờ sẽ là điềm báo không lành. Đèn cháy không đều, bên cao bên thấp thì bên nào thấp được dự đoán là sẽ chịu “lép vế” trong cuộc hôn nhân này.

Tuy có một số khác biệt, trình tự lễ ăn hỏi tại ba miền Việt Nam cơ bản giống nhau.

  • Tới giờ đẹp đã định, đoàn ăn hỏi sắp xếp đội hình theo thứ bậc ông bà, bố mẹ, chú bác, rồi mới tới đoàn bê mâm quả
  • Người bê mâm quả cho nhà chú rể hoặc cô dâu lì xì, gọi là tiền “trả duyên”
  • Đại diện nhà chú rể giới thiệu các thành viên, sau đó là màn chào hỏi đáp trả nhà gái. Sau khi trình các mâm quả mang sang, mẹ cô dâu và chú rể cùng mở mâm quả.
  • Cô dâu ngồi trong buồng, được mẹ đưa ra chào quan khách và rót rượu cho đại diện nhà trai. Chú rể rót rượu hầu đại diện nhà gái.
  • Cô dâu chú rể lạy bàn thờ gia tiên (4 lạy)
  • Một bữa tiệc nho nhỏ do nhà gái chuẩn bị. Sau khi tiệc kết thúc, mẹ cô dâu vào buồng lại quả cho nhà trai. Vật phẩm trong mỗi mâm quả đưa sang phân ra làm hai, một phần nhà gái giữ, một phần cho vào quả trả lại. Số quả này ngửa nắp lên, đoàn bưng quả nhà gái trao lại cho nhà trai như lúc đầu.

Bình luận

Viết Đánh Giá
N
Mỗi miền có một nét riêng, miền Trung là đơn giản nhất