Thanh toán

KHÁC BIỆT TRONG THỦ TỤC TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI CÁC MIỀN Ở VIỆT NAM- AN NHIÊN WEDDING

Đăng bởi Marry Doe - 08/03/2020   |   Lượt xem: 1287

Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có những phong tục tập quán khác nhau, vì vậy mà khi tổ chức đám cưới các đôi uyên ương cũng phải lưu ý vấn đề này để thay đổi tùy theo mỗi trường hợp khác nhau.

1, Thủ tục đám cưới miền Bắc

+ Dạm ngõ

Đối với đám cưới miền Bắc, phía nhà trai sẽ qua nhà gái đặt vấn đề chính thức mối quan hệ của hai con trẻ và cùng nhau bạc bạc kỹ về hôn nhân tương lai của con. Thông thường, lễ này không quá cầu kỳ, phức tạp mà chỉ là buổi gặp gỡ thân thiết của hai bên gia đình, từ đó giúp hai bên hiểu rõ hơn phong tục, văn hóa và tục lệ của nhau.

Lễ vật mà nhà trai mang qua dạm ngõ chỉ cần mâm quả truyền thống như trầu cau, chè, thuốc lá, bánh kẹo là được. Còn về số lượng thành viên từ gia đình nhà trải qua cũng không quá đông, từ 4 đến 5 người là được.

Sau khi nhà trai trao lễ vật cho nhà gái, nhà gái sẽ tiếp nhận và dâng lên bàn thờ tổ tiên trước sự chứng kiến của hai bên gia đình. Sau phần nghi lễ là phần bàn bạc giữa hai bên gia đình về ngày giờ tổ chức tiệc cưới, sinh lễ và các thủ tục liên quan.

+ Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là việc nhà trai sẽ mang sính lễ qua nhà gái hỏi cưới, cùng với đó là các nghi lễ như để xác nhận giữa hai gia đình. Đối với miền Bắc thì lễ ăn hỏi là một nghi thức bắt buộc nhằm mục đích thông báo việc cưới gả của hai con. Đây được xem là giai đoạn tiền đề cho lễ cưới sẽ được diễn ra trong tương lai và các cô gái gần như đã là vợ của chàng trai.

Sau nghi lễ ăn hỏi diễn ra thì cô dâu chú rễ trở thành vợ chồng của nhau và xưng phụ huynh hai bên gia đình là cha mẹ. Phần sinh lễ ăn hỏi thông thường ở miền Bắc sẽ có 5,7,9,11 mâm quả tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, tuy nhiên bắt buộc phải là số lẻ. Số lượng người bê tráp cũng theo số lượng tráp và là người chưa kết hôn. Khi trao mâm quả các cặp trao và nhận sẽ được bao lì xì đỏ có bỏ sẵn tiền.

Trong mâm quả sẽ có các sính lễ như cau, trầu, chè, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh ngọt,…Trường hợp các gia đình có điều kiện thì có thêm heo quay. Ngoài ra, còn có thêm phong bì tiền gọi là tiền nạp tài như là báo đáp công ơn nuôi dưỡng của ba mẹ bên vợ.

Nhà gái nhận lễ vật sẽ dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tiếp sau đó các tráp sẽ được trả lại nhà trai rồi sau đó giữ lại một ít lễ vật. Tiếp sau đó, cô dâu chú rể sẽ đi chào rượu ra cho các vị khách.

+ Lễ cưới

Lễ cưới là ngày mà hai bên chính thức trở thành xui ga và 2 con trẻ trở thành vợ chồng trong sự chứng kiến của họ hàng, làng xóm, bạn bè. Tùy theo mỗi nơi mà sẽ có nghi lễ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản sẽ có nghi lễ như sau:

Lễ rước dâu: Thủ tục rước dâu của miền Bắc có câu đi hơn về kém. Nghĩa là khi bắt đầu đi thì đi hơn giờ và khi rước về phải là giờ kém. Đoàn rước dâu đi thành 1 hàng có sự đại diện của nhà trai cùng mâm quả có sinh lễ cần thiết. Người đại diện nhà trai vào trước xin phép, dân lễ vật, đồng thời xin phép cho chú rể rước cô dâu ra ngoài. Cả hai bên gia đình thắp hương lên bàn thờ tổ tiền và sau đó nhận lời chúc của hai bên và mọi người. Cuối cùng, đoàn rời nhà gái và đưa dâu về nhà chồng. Rước dâu vào nhà: Theo phong tục thường thì cha đưa mẹ đón, tức là cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ là người rước con gái vào nhà. Khi đón rước dâu đến thì mẹ chính là người ra rước con dâu vào nhà để làm thủ tục tại bàn thờ tổ tiên.Tiệc cưới: Cô dâu, chú rể, họ hàng hai bên gia đình và bạn bè, hàng xóm sẽ đến dự buổi tiệc cưới, có thể làm trước hay sau khi lễ cưới hoàn thành. Lễ lại mặt: Sau khi đám cưới 1 ngày, hai vợ chồng sẽ mang lễ vật đến nhà vợ để tạ ơn cha mẹ, tổ tiên. Thường thì các cô dâu theo nhà chồng sẽ xa cha mẹ ruột, vậy nên đây tựa như là một lễ để cho con dâu được gặp cha mẹ ruột nhằm bớt cảm giác nhớ nhung.

2, Thủ tục đám cưới miền Nam

Khác với miền Bắc, tiệc cưới của miền Nam không quá câu nệ với phần lễ nghi nhưng cũng sẽ có một số nghi thức bắt buộc. Do vậy, thường thì các lễ cưới tại miền Nam khá đơn giản cả về lễ nghi lẫn sính lễ. Vẫn sẽ có đầy đủ lễ nghi như dạm ngõ, đính hôn, lễ cưới. Song, những gia đình cách xa nhau quá có thể bỏ qua phần dạm hỏi mà làm chung cùng với lễ đính hôn vẫn được.

Thứ tự các bước tổ chức đám cưới miền Nam như sau:

Đám cưới miền Nam được tổ chức tại tư gia trong không gian nghiêm trang, sạch sẽ. Những lễ nghi được thực hiện tại bàn giữ nhà dưới bàn thờ tổ tiên. Khi nhà trai đến sẽ có người đại diện đi trước, chú rể bưng khay trầu có đèn, chú rể phụ bưng khay rượu trà đi cùng với ba mẹ và đội bưng mâm quả theo số lượng chẵn. Lễ vật mang đến có thể là trái cây, bánh kẹo, trầu cau, nến,…Người đại diện xin phép nhà gái trình lễ vật lên bàn thờ tổ tiên. Khi được nhà gái đồng ý thì đoàn rước dâu của nhà trai lần lượt đi vào để thực hiện các nghi lễ.Họ nhà trai mời rượu trà nhà gái, bàn bạc về phần lễ vật cũng như tiến hành nghi thức tặng nữ trang cho nhà gái. Nghi lễ lên đèn được thực hiện một cách trang trọng nhất như một lời tuyên bố chính thức. Một sự gắn kết bền chặt giữa hai nhà. Sau khi hoàn thành các lễ nghi thì nhà trai sẽ rước dâu về nhà để thực hiện nghi lễ. Cuối cùng là tiệc mời bạn bè, họ hàng, làng xóm đến chung vui. Đối với gia đình ở quê thì đãi tại nhà, còn ở thành phố, thị xã thì đãi ở nhà hàng.

Nguồn sưu tầm

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào