Đăng bởi Marry Doe - 23/01/2018 | Lượt xem: 1652
Không phải đất nước nào cũng đang ở "thì hiện tại" đâu nhé, bạn có thể "xuyên không" tới tương lai hoặc ngược về quá khứ khi đặt chân tới 9 quốc gia đặc biệt này!
Bạn có từng ước ao một lần "xuyên không" - du hành xuyên thời gian đến một thời đại khác? Bạn chẳng thích đón Tết 2018 mà muốn tới tương lai lẫn quay ngược về quá khứ? Thử "đưa nhau đi trốn" ở 9 quốc gia thú vị này nhé!
Nguồn gốc lịch phương Tây hiện đại
Thời gian vốn không có một quy chuẩn chung nào mà hoàn toàn do con người quy ước với nhau. Từ xa xưa con người đã cố gắng đong đếm thời gian, theo mùa, theo ngày đêm, đo bằng ánh nắng, nước, cát, lửa...
Lịch Gregorian (lịch phương Tây hiện nay) quy định ngày tháng năm cho toàn thế giới, hình thành từ 1582 và được nhiều nước công nhận sử dụng để thay thế cho lịch Julian (lịch Mặt Trăng) trước đây.
Lịch Gregorian được cả thế giới áp dụng chung
Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có hệ thống lịch riêng bên cạnh lịch Gregorian . Kết quả là đến mỗi nơi bạn sẽ đón một năm mới khác nhau.
Đón năm 2561 ở Thái Lan
Ở xứ sở chùa vàng nay, người dân sống theo lịch Phật giáo, tính từ khi Phật nhập niết bàn. Do đó, người Thái đón năm 2561, đi trước thời đại hơn 500 năm!
Ethiopia ăn mừng năm 2011
Người Ethiopia vẫn dùng lịch Alexandria cổ đại, mỗi năm của họ có đến 13 tháng, 12 tháng đầu có 30 ngày còn tháng cuối cùng rất ngắn, chỉ 5 hoặc 6 ngày tuỳ từng năm.
Người Ethiopia luôn chào đón ngày mới vào lúc 6 giờ sáng, chậm hơn lịch toàn thế giới 6 tiếng, vì vậy lịch của họ cũng chậm hơn 8 năm so với bình thường. Và năm nay họ chào đón năm 2011.
Năm 5778 ở Israel
Người Israel sử dụng lịch Hebrew, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc: Ngày đầu tiên trong năm phải bắt đầu từ thứ 2, thứ 3, thứ 5 hoặc thứ 7 trong tuần. Do đó, một số năm của họ có thể kéo dài hơn 365 ngày.
Lịch của người Israel bắt đầu được dùng rộng rãi từ ngày 7-10-3761 TCN, thế nên bây giờ đã là năm 5778 của đất nước này.
Pakistan mới năm 1439
Pakistan sử dụng lịch của đạo Hồi (lịch theo Mặt Trăng) để tính các ngày nghỉ và đây là cách tính chung của tất cả các giáo dân Hồi giáo. Họ tuân thủ một cách nghiêm khắt cách tính thời gian này.
Ngày bắt đầu từ khi bình minh và ngày đầu tháng tính từ khi trăng non xuất hiện. Vậy nên một năm Hồi giáo ngắn hơn năm bình thường 10-11 ngày. Năm nay chúng ta đón năm 2018 nhưng họ chỉ mới bước sang năm 1439 mà thôi.
Iran đón năm 1396
Ở Iran, người dân sử dụng lịch Ba Tư hay còn gọi là lịch PeriaPeria, được sử dụng chính thức ở Iran và Afghanistan. Lịch thiên văn này được tạo ra bởi một nhóm các nhà thiên văn học, nhà thơ nổi tiếng.
Lịch Ba Tư tương tự lịch Hồi giáo: Tuần mới bắt đầu vào ngày thứ 7 và kết thúc vào thứ 6.
Ấn Độ sắp tới năm 1939
Lịch quốc gia của Ấn Độ được tạo ra cách đây không lâu, dựa trên các tính toán của kỷ nguyên Saka. Kỷ nguyên này không chỉ được dùng trong lịch quốc gia Ấn Độ, một vài dạng lịch Hindu khác mà còn có cả Phật lịch Campuchia.
Năm 0 bắt đầu gần xuân phân năm 78. Vì đi trễ gần 80 năm so với thời đại nên người dân Ấn Độ đón năm 1939 của họ khi thế giới chào đón năm 2018.
Trung Quốc chào đón năm 4716
Năm đầu tiên của Trung Quốc được cho là bắt đầu từ lúc vua Hoàng Đế còn chưa lên ngôi, tức năm 2698 TCN. Loại lịch này đo thời gian dựa theo chu kỳ của sao Mộc. Vì sao Mộc mất 12 năm để quay hết một vòng quanh Mặt Trời, người Trung Quốc cũng tính 12 Địa chi, tượng trưng cho 12 con giáp mà nhiều nước châu Á cũng đang sử dụng.
Lịch Triều Tiên chỉ mới 107 năm
Triều Tiên có hệ thống lịch riêng chứ không sử dụng ngày tháng theo quy ước toàn cầu, loại lịch này có tên Juche. Lịch Juche tính năm 1912 là năm thứ 1, đây là năm sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành. Lịch chính thức được đưa vào sử dụng từ 8-7-1997.
Tất cả văn bản chính thống ở Triều Tiên đều phải viết ngày tháng của cả hai loại lịch. Trong đó, năm Dương lịch Gregorian viết trong dấu ngoặc đơn sau năm Juche.
Nghe qua thôi đã thấy thú vị rồi, các cặp đôi nếu chưa có kế hoạch
du lịch nước ngoài đón Tết 2018 thì lên kế hoạch ngay nào! Quá chừng điểm đến hấp dẫn ở ngay châu Á còn gì!
Nguồn: Bright Side