Thanh toán

Kinh nghiệm tính toán hợp lý cho tiệc cưới tiết kiệm nhưng vẫn lãng mạn

Đăng bởi Marry Doe - 24/03/2018   |   Lượt xem: 1175

ới nguồn tài chính còn khó khăn 2 bạn muốn tổ chức một tiệc cưới lãng mạn nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm nhất, điều này đòi hỏi 2 bạn phải thực sự khôn khéo để tính toán trong mọi công đoạn chuẩn bị sao cho phù hợp, chẳng hạn bạn có thể tìm đến công ty cho thuê nhà bạt cưới hỏi giá rẻ, bàn ghế cưới hỏi giá rẻ...chúng tôi tin rằng với những tính toán đó bạn sẽ có một tiệc cưới tiết kiệm nhưng vẫn đầy ý nghĩa.

Sau đây là những bí quyết giúp bạn tính toán hợp lý để tiết kiệm các khoản chi phí đáng kể cho ngày cưới:

Theo thống kê của một wedding planner, các uyên ương thường phải dành khoảng 50% ngân sách cho buổi tiệc, 40% tiếp theo cho những hạng mục như hoa cưới, chụp ảnh, trang phục, bánh cưới, chi tiết trang trí. Và 10% còn lại sẽ là phần của thiệp, quà cảm ơn, sổ lưu niệm và chi phí phát sinh. 
 

Kinh nghiệm tính toán hợp lý cho tiệc cưới tiết kiệm nhưng vẫn lãng mạn
 

 

Vì thế, để có một đám cưới tiết kiệm, cô dâu chú rể phải cắt giảm chi phí ở từng khâu như thời trang cho cô dâu - chú rể, chụp ảnh cưới, mua nhẫn cưới, tiệc cưới, trang trí đám cưới...

1. Tiết kiệm trong việc nấu cỗ

Để tiết kiệm, cô dâu chú rể nên chọn đồ ăn theo kiểu mùa nào thức nấy vừa tươi ngon lại không bị đắt. Ngoài ra, nếu nhờ được không gian rộng rãi, uyên ương nên thuê dịch vụ nấu cỗ tại nhà với giá chỉ 1,8-2 triệu đồng/mâm mà lại nóng sốt và chất lượng không kém gì nhà hàng, khách sạn. Các món ăn cần đầy đủ từ chiên, xào, luộc, hầm... để khách không bị ngán.

Đối với các gia đình khi tổ chức cưới, không bị thừa cỗ cũng là một cách tiết kiệm. 

Sau khi hoàn thành phần việc chiếm kinh phí lớn nhất (50%) là tiệc cưới, các đôi cũng rất quan tâm đến chọn mua hoặc thuê trang phục và chụp ảnh cưới. 

Bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh của hai họ trong ngày trọng đại. Tuy nhiên, nếu điều kiện kinh tế eo hẹp, việc cắt giảm các chi phí này sẽ tránh được lãng phí.

2. Tiết kiệm chi phí trong trang phục chú rể

Trang phục của chú rể thường là comple nên sau ngày cưới vẫn có thể đem ra sử dụng. Do vậy, chú rể nên chọn những bộ đồ có kiểu dáng đơn giản, một màu trang nhã như đen, ghi xám hoặc xanh tím than. 

 

Một bộ vest điệu đà kiểu đuôi tôm màu trắng có thể khiến chú rể trở nên nổi bật và bảnh bao trong ngày cưới, nhưng sẽ chỉ mặc được một lần rồi thôi hoặc ít khi đem ra dùng lại.

3. Tiết kiệm chi phí trong trang phục cô dâu

Cô dâu nên chọn những kiểu dáng thanh lịch, ít chi tiết trang trí đính cườm, thêu hoa vì chúng được làm bằng phương pháp thủ công sẽ đắt tiền hơn. Ngoài ra, sử dụng dịch vụ trọn gói váy cưới và trang điểm sẽ kinh tế hơn so với thuê lẻ từng mục".

Cô dâu có thể tận dụng thời điểm các cửa hàng áo cưới đồng loạt hạ giá (mùa hè và cuối năm) để chọn được dịch vụ tiết kiệm.

4. Tiết kiệm chi phí trong chụp ảnh cưới

Cô dâu chú rể nên chọn phong cách chụp tập trung vào con người, đi sâu nắm bắt vào khoảnh khắc, thần thái của hai nhân vật chính hơn là bỏ tiền đầu tư khung cảnh quá nhiều (thuê resort, khách sạn hay ra tận nước ngoài chụp ảnh). Cách này sẽ giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả mà lại đem đến nhiều kỷ niệm đẹp cho cô dâu chú rể.

Trong ngày cưới, nếu muốn ghi lại khoảnh khắc quan trọng, cô dâu chú rể có thể thuê thợ chụp ảnh nhưng cần thống nhất trước với họ về số lượng ảnh và các cảnh bắt buộc (trao nhẫn, cắt bánh, rót rượu, giao lưu...).

Các phần còn lại trong đám cưới có thể được lưu lại bởi ống kính nghiệp dư của gia đình, bạn bè, chủ yếu để lưu niệm và thiên về không khí thân mật, giản dị nhiều hơn.

5. Tiết kiệm khi mua nhẫn cưới

Với giá vàng biến động liên tục như hiện nay, bạn nên tận dụng mua nhẫn cưới ngay thời điểm vàng giảm giá. Bạn có thể chọn mua từ trước 5,6 tháng, thậm chí 1 năm trước ngày cưới. Cần tham khảo các cửa hàng chất lượng trước khi chọn mua.

Ngoài ra, bạn cũng không nên quá cầu kì với nhẫn cưới. Nên chọn mua những cặp nhăm có chất liệu tầm trung như vàng 14K, 18K. Ngoài ra, nhẫn cũng không cần thiết phải đính quá nhiều loại đá quý đắt tiền, có mua phải hàng giả. Để có cặp nhẫn ưng ý, tiết kiệm, một số cặp đôi còn chọn mẫu có sẵn trên mạng và đến các điểm quen để đặt làm.

6. Tiết kiệm chi phí cho thiệp cưới

Để có thể tiết kiệm được chi phí đám cưới, bạn vẫn phải tham khảo ý kiến từ bạn bè, những người có kinh nghiệm và giá cả các cửa hàng đưa ra. Thay vì đặt mua hàng trăm thiệp in sẵn, hãy tự chọn mua phôi thiệp cưới và in. 

Một bí quyết tiết kiệm đơn giản là hãy tới những phố chuyên bán phôi thiệp cưới và chọn mua loại phôi ưa thích. Sau đó là chọn cửa hàng in thiệp với giá cả hợp lý.

7. Hoa cưới

Với hoa cưới, đây cũng là một vấn đề tiêu tốn nhiều chi phí nếu bạn không biết cách chọn lựa. Với hoa trang trí xe hoa, bạn sẽ có hai sự lựa chọn là hoa tươi và hoa nhựa. Nếu lựa chọn hoa tươi, bạn có thể tốn hơn cả triệu đồng mà chưa chắc đảm bảo "lên hình" đẹp hơn. 

Ngoài ra, nếu nhà gái và nhà trai ở xa nhau, hoa tươi có thể bị hỏng, héo nếu chẳng may rước dâu vào đúng ngày mưa gió, nắng gắt. Còn với hoa cho cô dâu, thay vì chọn những loại hoa đắt tiền bạn có thể thay thế bằng hoa hồng hay hoa ly...

8. Xe cưới

Để tiết kiệm chi phí với xe cưới, bạn có thể chọn thuê những dòng xe tầm trung mà vẫn sang trọng như Kia, Deawoo, Fiat hay hơn nữa là Toyota. 

Giá thuê những dòng xe này giao động từ 1 đến 3 triệu, trong khi những dòng xe hạng sang như Lexus, audi, mercedes sẽ đội giá tới 5 triệu trở lên.


"cuoihoihoinghi"

Bình luận

Viết Đánh Giá
C
cưới xin là chuyện cả đời thật nhưng vẫn nên tiết kiệm sao cho hợp lý ạ
N
Những kinh nghiệm thật hữu ích
C
Tính toán thế này khá ổn. Tiết kiệm được một khoản nhỉ?