Đăng bởi Marry Doe - 01/09/2017 | Lượt xem: 55211
Theo truyền thống, trong lễ nạp tài, nhà trai mang lễ vật và tiền mặt (hay còn gọi là tiền đen hay tiền nát) sang nhà gái. Ngày nay, khi lễ ăn hỏi và rước dâu thường được kết hợp trong cùng một buổi, lễ nạp tài vẫn là một nghi thức được duy trì ở rất nhiều vùng.
Hẳn bạn đã có những hình dung cơ bản về khái niệm lễ nạp tài. Thế nhưng ý nghĩa thật sự của lễ nạp tài (hay còn gọi là tiền thách cưới) trong ngày rước dâu là gì thì không phải đôi trẻ nào cũng nắm rõ. Sau đây, Marry xin được chia sẻ cùng bạn:
Lễ vật nạp tài bao gồm những gì?
Tùy theo phong tục cưới hỏi của của mỗi vùng,
sính lễ nhà trai mang đến nhà gái có thể bao gồm trầu cau, gạo nếp, thịt heo, trang sức, quần áo cho cô dâu và khoản tiền đen.
Đối với hôn lễ hiện đại, lễ ăn hỏi thường kết hợp luôn với việc rước dâu thì những lễ vật trên cũng chính là lễ vật ăn hỏi. Riêng khoản “tiền đen” trong lễ nạp tài khá được chú trọng.
Ý nghĩa của lễ vật nạp tài
Tiền đen, hay lễ đen, tiền nát là một khoản tiền mặt đi cùng các lễ vật rước dâu có nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen tượng trưng cho sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Một giải thích khác cho rằng đây là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo.
Những món nữ trang là phần dành cho cô dâu làm vốn, sau khi làm
đám cưới có thể yên tâm xây dựng tổ ấm, không sợ đối mặt với cảnh thiếu thốn.
Lễ vật nạp tài cần có sự chuẩn bị chu đáo và đúng chuẩn
Hình thức trình bày tiền đen
Tiền đen trong
lễ rước dâu thường được đựng trong một phong bì và để trong một tráp riêng hoặc kèm tráp trầu cau khi đi sang nhà gái. Ở một số đám cưới, số tiền này được chia thành nhiều phong bì. Số lượng phong bì sẽ là số lẻ như 3, 5, 7.
Số lượng tiền đen cũng khác nhau tùy theo gia cảnh và sự đồng ý trước đó giữa hai nhà. Số tiền này có thể dao động từ 1, 2 triệu đồng đến 10 triệu đồng hoặc hơn, nhưng con số thường được lựa chọn cũng là số lẻ, hoặc một số đẹp theo quan niệm của gia đình đó.
Vai trò của cô dâu chú rể
Lễ nạp tài mang một ý nghĩa tốt đẹp, nhưng lại đụng chạm đến những vấn đề khá nhạy cảm giữa hai bên gia đình. Vì vậy, khi cô dâu và chú rể cần là người tạo nên chiếc cầu nối và hòa khí giữa hai bên để ngày rước dâu thật sự ấm áp tiếng cười và tràn niềm vui.
Cô dâu nên là người chủ động hỏi ý kiến của bố mẹ, gia đình về yêu cầu lễ nạp tài. Trong khi đó chú rể sẽ là người thông báo, bàn bạc với gia đình nhà trai để đưa ra một số lượng và hình thức trình bày sính lễ thích hợp, đẹp lòng cả đôi bên.