Đăng bởi Marry Doe - 19/09/2010 | Lượt xem: 6129
Trước khi thông báo cho tất cả mọi người biết rằng bạn đã đính hôn và mời mọi người tới đám cưới của bạn, Marry.vn gợi ý rằng dành bạn hãy dành thời gian với người bạn đời để thảo luận về chương trình, ý tưởng và kịch bản cho lễ cưới.
Tổ chức một lễ cưới giống như tổ chức một sự kiện, một party ăn mừng của hai bạn, vì thế khi lên kịch bản cho mình, bạn phải dự trù cả 3 phần, trước – trong – và sau khi diễn ra.
Một kịch bản cho lễ cưới rất đơn giản, tự bạn có thể phác thảo cho đám cưới của mình mà không nhất thiết phải nhờ đến các Wedding planner.
Sau đây là khung của một kịch bản cưới:
(Ghi chú: thời gian chỉ là ví dụ)
I. Đón khách:
18h30 – 19h25:
- Đón khách ở sảnh nhà hàng.
- Thợ chụp hình: (ghi rõ tên – số ĐT)
Lưu ý: Bạn sẽ phải lo liệu khoảng thời gian mà các thực khách của mình tới và... ngồi chờ. Cách phổ biến nhất của các đôi tân lang tân nương đó là chiếu slide hình (hầu hết các nơi tổ chức đám cưới đều có hỗ trợ việc này), hoặc chiếu phim của họ.
18h45 – 19h25:
- Chiếu phim, clip hoặc album hình cưới (CD, slide show hình cưới mã số, độ dài).
- Phụ trách kĩ thuật: (ghi rõ tên – số ĐT)
Lưu ý:
Nếu bạn có những thước hình cưới quá đẹp thì đây là cơ hội tốt để bạn “khoe”. Nếu có ý định này, hãy lên kế hoạch trước nhé.
Thực tế khi đến dự một đám cưới, điều đầu tiên mà đa số các vị khách của bạn làm là chào hỏi người quen. Vì thế sau khi đã chào hỏi ở cổng vào, hãy lưu ý ghi thêm vào kịch bản của bạn là tiếp khách, giới thiệu và sắp xếp chỗ ngồi. Hãy tận dụng người thân trong gia đình để giúp bạn làm việc này.
Lưu ý: tránh mở nhạc trong lúc này vì sẽ làm át tiếng mọi người nói chuyện.
Một vài nàng dâu băn khoăn không biết có nên cho khách tới trước một phần ăn nhẹ nào đó (như bánh ngọt, cookie...) hay không. Câu trả lời là có và không. Nếu bạn có thể nhắm được tính chất giờ dây thun của các vị khách mình mời thì một dĩa bánh ngọt hoặc trái cây
đặt trên bàn sẽ giúp lấp đi phần nào cái sự đợi chờ của các vị khách tới đúng giờ hoặc sớm. Họ có thể vừa thưởng thức vừa tán gẫu với người quen.
II.Tiệc cưới:
1. Phần lễ:
a.Giới thiệu cô dâu và chú rể.
Ví dụ:
19h30 – 19h35: MC: “lời của MC”
"Kính thưa Quan viên Hai họ, kính thưa Quý vị Quan khách, yêu và được
yêu là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trong cuộc đời mỗi con người, là món quà quý giá mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta. Sau thời gian quen biết & tìm hiểu, Cô dâu X & Chú rể Y đã tìm được bến bờ hạnh phúc của riêng mình...”
CR & CR đi về hướng sân khấu
Nhạc nền: My Heart Will Go on
Lưu ý
: MC:
“Hôm nay, ngày … tháng … năm …, được sự đồng ý của hai họ Châu, Trần, Nhà hàng, chúng tôi rất hân hạnh được đại diện cho hai gia đình tổ chức buổi lễ thành hôn cho cô dâu X & chú rể Y. Xin kính mời Quý vị quan khách cùng hướng mắt về phía sân khấu để chứng kiến nghi lễ thành hôn của anh Châu Văn X & Chị Trần Thị Y. Buổi lễ xin phép được bắt đầu”.
19h35 – 19h45: Tiết mục văn nghệ:
Ca sĩ Nam & Nữ, song ca Ra Giêng Anh Cưới Em.
Tương tự bạn lên nội dung cho những phần còn lại:
b. Giới thiệu hai gia đình.
c. Cắt bánh và khui rượu.
d. Cám ơn.
e. Văn nghệ.
f. Chào bàn
Lưu ý: Hãy ghi thật chi tiết phần này. Lên timeline và độ dài cho mỗi phần. Đừng qua loa và đừng đợi tùy cơ ứng biến.
Phần mời rượu khá đơn giản, ngoài việc xắp xếp thứ tự trước sau, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về điều gì ngoài việc giữ tâm trạng thật vui vẻ. Những giây phút ngẫu hứng sẽ là những khoảnh khắc đáng ghi nhớ nhất của 1 ngày vui trọng đại.
19h45 – 20h10: Món chính lên. Thực khách đã dùng gần xong.
20h10 – 20h25: Văn nghệ
Mời các vị khách tham gia hát cùng CD – CR.
Lưu ý
: Vì khách của bạn vừa là gia đình, người thân, họ hàng và bạn bè, thế nên để chuẩn bị cho 1 tiết mục trong bữa ăn quả là không đơn
giản.
Hãy nghiên cữu kỹ các vị khách của bạn, tìm người tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm cho bạn trong phần này. Nếu là một trò chơi, hoặc một tiết mục văn nghệ tập thể nào đó, bạn nên gọi điện cho những người bạn của bạn trước để chuẩn bị. Quan trọng là phải ghi vào plan của bạn tất cả những thứ cần phải chuẩn bị cho chương trình đó.
Khi bạn đã lên một kịch bản chi tiết cho chương trình của mình, bạn sẽ cảm thấy vô cùng tự tin và thoải mái. Không có sự chuẩn bị nào là thừa cả.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều thứ có thể phá vỡ những kế hoạch đã lập sẵn của bạn, cho nên không hề thừa để thêm vào kịch bản của bạn:
III. Dự trù rủi ro:
Dùng bút tô đậm những phần có thể rủi ro trong bữa tiệc của bạn:
MC không tới, file nhạc bị hư, áo cưới bị đổ rượu...v...v.
Sau cùng, hãy ghi nhớ một điều rằng, khi đã lập kịch bản, thì bạn phải theo kịch bản đó tới cùng, nếu bỏ dang dở, có thể ảnh hưởng tới rất nhiều thứ đã xắp xếp sau đó.
Chúc bạn thành công.