Đăng bởi Marry Doe - 28/07/2020 | Lượt xem: 3851
Theo truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam thì trước khi trở thành vợ chồng thì cặp đôi và gia đình phải trải qua tổng cộng 6 lễ đó là nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ, thân nghinh. Nhưng hiện nay số lễ đã được rút gọn từ 6 còn 3, trong đó lễ nạp thái hay còn gọi là lễ dạm ngõ vẫn là một trong những nghi thức quan trọng của cặp đôi trước khi tiến tới hôn nhân với sự đồng thuận từ cả hai bên gia đình. Và tất nhiên, khi nói đến lễ dạm ngõ thì không thể không nhắc đến mâm lễ dạm ngõ mà nhà trai sẽ mang sang thưa chuyện với nhà gái. Vậy mâm lễ dạm ngõ sẽ gồm những gì và ý nghĩa của từng loại ra sao?
Lễ dạm ngõ là gì và ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Ảnh: Internet
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là đám nói, lễ bỏ rượu,... được xem là lần đầu tiên hai gia đình nhà trai và nhà gái gặp mặt nhau một cách chính thức. Ngày xưa, thông quan ông mai bài mối, lễ dạm ngõ là thời điểm để hai gia đình sẽ cùng nhai u nói chuyện, tìm hiểu về điều kiện và gia cảnh lẫn nhau để xem có phù hợp cho con cái của mình đến với nhau hay không. Tuy nhiên, hiện nay các cặp đôi có thể tự do tìm kiếm người bạn đời cho mình mà không cần có sự sắp đặt nên lễ dạm ngõ đã phần nào giảm đi tầm quan trọng. Mặc dù vậy nhưng nghi lễ này vẫn thật sự cần thiết bởi nó thể hiện sự đồng thuận từ hai phía gia đình trong việc cho phép cặp đôi công khai đến với nhau và có thể tính đến chuyện cưới hỏi sau này. Nhà trai sẽ mang những mâm lễ dạm ngõ đến nhà gái để xin phép được chính thức qua lại với nhau cũng như mong muốn xây dựng mối liên kết gần gũi cho hai gia đình
Mâm lễ dạm ngõ gồm những gì?
Ảnh: Internet
- Mâm lễ dạm ngõ miền Bắc: đối với mâm quà lễ dạm ngõ của những gia đình miền Bắc sẽ bao gồm cặp trà, cặp rượu, trầu cau và một ít bánh. Điều quan trọng là các món lễ phải là số chẵn. Nhà trai sẽ cử người đại diện cho cả gia đình đến để nói chuyện với nhà gái về việc chính thức qua lại của đôi trẻ. Một đoàn nhà trai thông thường sẽ không quá 7 người bao gồm cha, mẹ, cô, bác chú rể và cử người đứng đầu có nhiều uy tín nhất làm người thay mặt phát biểu trong suốt buổi lễ dạm ngõ. Trong lễ dạm ngõ ỏe miền Bắc này, sau khi nhận lễ từ nhà trai, nhà gái sẽ chưng mâm lễ dạm ngõ lên bàn thờ và thắp hương, cô dâu và chú rể cũng sẽ đến thắp hương bàn gia tiên để xem như nhận được sự chứng giám từ ông bà tổ tiên về mối quan hệ này. Trong lễ dạm ngõ này, hai gia đình sẽ cùng nhau nói chuyện và bàn bạc về chuyện tương lai của hai người con từ việc chuẩn bị đám hỏi đến đám cưới.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về lễ dạm ngõ miền Bắc
- Mâm lễ dạm ngõ miền Trung: đối với mâm quà lễ dạm ngõ miền của những gia đình miền Trung sẽ có phần đơn giản hơn một chút, bao gồm một khay trầu, một chai rượu được gói giấy đỏ để thể hiện sự may mắn. Người miền Trung thường chọn những món bánh đặc sản địa phương để kết hợp trong mâm lễ dạm ngõ, đặc biệt có thể kể đến là bánh hồng - món bánh của người Phú Yên, Bình Định trong nhũng dịp cưới hỏi. Trong lễ dạm ngõ của người miền Trung thường chỉ có chú rể và cha mẹ dang nhà trai sang nhà gái để làm các nghi thức dạm ngõ. Sau khi nói chuyện thì gia đình nhà trai cũng sẽ xin phép sự chấp thuận của ông bà tổ tiên bằng cách thấp hương lên bàn thờ gia tiên nhà gái. Tiếp theo thì hai gia đình cũng sẽ tính chuyện tương lai của hai người con.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về lễ dạm ngõ miền Trung
- Mâm lễ dạm ngõ miền Nam: đối cới mâm lễ dạm ngõ của những gia đình miền Nam thường là đơn giản nhất với rượu, trà được gói giấy đỏ và một khay trầu cau được têm cánh phượng, ngoài ra còn có thêm ít trái cây tùy theo khu vực. Những người tham gia lễ dạm ngõ ở miền Nam cũng giống như ở miền Bắc gồm những người có tiếng nói trong gia đình và cử một người làm đại diện phát biểu. Có một chi tiết thú vị ở lễ dạm ngõ miền Nam là mẹ nhà trai thường sẽ đưa cho mẹ nhà gái một mảnh giấy ghi ngày tháng năm sinh của chú rể để tìm ra ngày lành tháng tốt tổ chức tiệc cưới cho cả hai người con.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết về lễ dạm ngõ miền Nam
Ý nghĩa của từng món trong mâm lễ dạm ngõ
Ảnh: Internet
- Trầu cau: người xưa có câu "Miếng trầu là đầu câu chuyện" nên dù là lễ dạm ngõ được tổ chức ở gia đình miền Bắc, miền Trung hay miền Nam cũng đều cần phải có cơi trầu trong mâm lễ dạm ngõ. Trầu cau tượng trưng cho đời sống hôn nhân bền bỉ, thể hiện sự son sắt thủy chung và nồng nàn. Ngoài ra, trầu cau còn là sự trân trọng của mọi người xung quanh dành cho cặp đôi trong việc chuẩn bị nên duyên chồng vợ.
- Trà và rượu: hai món tiếp theo không thể thiếu trong mâm lễ dặm ngõ chính là trà và rượu. Đây là hai thứ mang ý nghĩa là gửi đến ông bà tổ tiên, mong nhận được sự chứng giám cho mối lương duyên của hai người con trong gia đình, mong hai người sẽ được bảo về trong sự hạnh phúc, vui vẻ để cùng nhau bước tiếp đến tương lai. Thêm vào đó, vị chát đắng của trà cũng như vị cay nồng của rượu cũng mang ý nghĩa là sự đa dạng cảm xúc trong cuộc sống, giúp cặp đôi có thể tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, cũng nhau trải qua mọi việc, gắn kết bới nhau suốt đời.
- Bánh cưới: như đã chia sẻ ở trên, trong mâm lễ dạm ngõ của người miền Trung sẽ có sự xuất hiện của một số loại bánh là đặc sản địa phương. Nó mang những ý nghĩa xoay quanh về đời sống vợ chồng, tình cảm đôi lứa cũng như mong muốn về một tinfg yêu gắn bó hạnh phúc. Thông thường, những chiếc bánh trong mâm lễ dạm ngõ sẽ được sắp xếp theo cặp vừa tượng trưng cho lứa đôi, vừa tượng trưng cho âm dương hòa hợp.
- Trái cây: ở một số địa phương khu vực miền Nam sẽ sử dụng thêm trái cây trong mâm lễ dạm ngõ. Trái cây là của thiên nhiên, thể hiện sự ngọt ngào, tràn đầy sức sống cũng như mong ước cho cô dâu và chú rể tương lai sẽ luôn tươi mới và ngày càng phát triển, tiến bước bên nhau.
Nhà gái cần chuẩn bị những gì?
Ảnh: Internet
Trong khi nhà trai chuẩn bị mâm lễ dạm ngõ thì nhà gái chỉ cần chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, khanh trang, chuẩn bị thêm chút trà để đón tiếp nhà trai đến. Việc này thể hiện sự tôn trọng đối với sự xuất hiện của nhà trai cũng như sự nghiêm túc trong việc mong muốn tác hợp cho người con của hai gia đình. Thêm vào đó, nhà gái cũng nên chuẩn bị sẵn một bữa cơm thân mật để sau khi nhà trai phát biểu cũng như tiến hành các nghĩ lễ dạm ngõ cần thiết thì hai gia đính sẽ có thể quay quần bên nhau, cùng trò chuyện thoải mái để hiểu nhau hơn.
>>> Xem thêm:
Lễ dạm ngõ nhà gái chuẩn bị gì?
Lễ dạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị gì?
Trên đây là những món thường xuất hiện trong mâm lễ dạm ngõ ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam và ý nghĩa của từng loại. Hôn nhân là việc trọng đại và những bước chuẩn bị để tiến tới hôn nhân cũng cần được chuẩn bị một cách chu đáo, cẩn thận để mọi thứ được diễn ra một cách hoàn hảo và suôn sẻ nhất. Trong lễ dạm ngõ, cô dâu và chú rể tương lai chính là cầu nối quan trọng giúp hai gia đình có thể hiểu nhau hơn cũng như cần thể hiện để gia đình các bên thấy được rằng bạn là một người xứng đáng trở thành dâu thành rể của họ. Marry mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho các cặp đôi đang chuẩn bị cho lễ dạm ngõ sẽ có thêm kiến thức để mọi thức được chuẩn bị chu đáo hơn.
>>> Xem thêm: “Eternal Love – Tình yêu vĩnh cửu” chụp ảnh cưới được hoàn tiền 100% lên tới 118 triệu đồng!