Đăng bởi Marry Doe - 05/08/2020 | Lượt xem: 3892
Mỗi miền mỗi phong tục tập quán riêng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến các thủ tục trong nghi lễ đám hỏi. Vậy đối với mảnh đất văn hóa cung đình lâu đời thì mâm quả đám hỏi miền Trung có điểm gì đặc biệt?
Nghi thức cưới hỏi truyền thống của miền Trung là sự hài hòa giữa sự chặt chẽ của miền Bắc và sự phóng khoáng đơn giản của miền Nam. Cùng với đó là những nét riêng đặc trưng của miền Trung tạo nên nét văn hóa giao thoa không lẫn với vùng miền khác. Miền Trung là vùng đất thiêng liêng của đất nước Việt Nam, vì vậy chỉ cần làm đầy đủ theo phong tục sẽ luôn được hưởng hạnh phúc hôn nhân bình yên.
-
Ý nghĩa của mâm quả ăn hỏi ở miền Trung:
Dù cho là ở vùng miền nào, lễ vật hay mâm quả cưới nhiều hay ít, sang trọng hay đơn giản đều được coi trọng vì đó là những sính lễ thể hiện lễ nghĩa, lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.
Mâm quả đám hỏi miền Trung
Khác với miền Bắc, mâm quả đám hỏi miền Nam không cần quá cầu kỳ về số lượng. Chủ yếu là phải có đầy đủ những lễ vật quan trọng nhất, còn lại thì tùy vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình để chuẩn bị.
Chuẩn bị mâm quả miền Trung:
Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung được lựa chọn khá phổ biến. Chỉ cần 5 tráp sính lễ chính cũng vừa đủ cho nhà trai để mang sang nhà gái hỏi cưới. Vừa hàm chứa đủ ý nghĩa, không cần quá cầu kỳ.
Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung:
- Tráp 1: Mâm trầu cau.
- Tráp 2: Trà, rượu và nến.
- Tráp 3: Bánh phu thê.
- Tráp 4: Xôi gấc và gà luộc.
- Tráp 5: Trái cây.
6 mâm quả đám hỏi miền Trung:
- Tráp 1: Mâm trầu cau
- Tráp 2: Trà, rượu và nến
- Tráp 3: Bánh phu thê
- Tráp 4: Xôi gấc và gà luộc
- Tráp 5: Trái cây
- Tráp 6: Nem chả (hoặc chè)
>>>Xem thêm: Lễ vật ăn hỏi trong đám cưới của người miền Trung
Ở một số nơi như Đà Nẵng thường quan niệm tổng số người rước dâu bưng mâm quả phải ứng số sinh hoặc lão. Theo đó các số 1, 2, 3, 4, 5, 6… sẽ tương ứng với sinh, lão, bệnh, tử, sinh, lão…Và số tráp ứng với sinh hoặc lão sẽ là số lượng tráp đẹp nhất.
6 mâm quả đám hỏi miền Trung
Trong đó có 4 lễ vật trầu cau, bánh phu thê, chè rượu và nến tơ hồng là bắt buộc phải có. Số lượng cau trong tráp là 105 quả cau với ý nghĩa tượng trưng cho lời chúc tram năm hạnh phúc. Bánh phu thê tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng hòa thuận êm ấm. Chè rượu tỏ lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên. Và cặp nến tơ hồng sẽ do một người cao tuổi có gia đình hạnh phúc thổi tắt sau khi lễ xong để lấy may cho đôi trẻ cũng có cuộc sống hôn nhân như vậy.
-
Mâm quả đám hỏi theo phong tục miền Trung:
Tráp trầu cau:
Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong mâm quả đám hỏi ở mọi vùng miền. Trầu cau biểu trưng cho tình nghĩa và sự gắn bó của đôi uyên ương. Vì vậy từng miếng trầu, quả cau phải được têm một cách gọn gàng.
Ông bà ta có câu "Miếng trầu đi đầu câu chuyện"
Khác với mâm quả đám hỏi miền Bắc, đám hỏi miền Trung không yêu cầu về số lượng quả cau trong một mâm trầu cau. Nhà trai có thể tùy ý tạo một mâm quả miễn sao nhìn đẹp mắt và tươm tất là được. Đặc biệt ở Huế, mâm trầu cau còn đi kèm với muối và gừng. Đây là biểu tượng cho sự chung thủy, mặn mà của cặp vợ chồng sắp cưới.
>>>Xem thêm: Những điều cần làm để có một tráp trầu cau đẹp
Mâm bánh phu thê:
Không giống hai miền còn lại, người miền Trung lại chọn bánh phu thê để làm lễ vật ăn hỏi. Đối với người miền Trung, bánh phu thê được coi là lời hứa thủy chung son sắt của người chồng với vợ sắp cưới. Đây là lời hứa hẹn và là lời chúc phúc chân tình nhất của phía nhà trai dành cho nhà gái.
Bánh phu thê còn mang ý nghĩa có đôi có cặp của cô dâu và chú rể nên được sắp xếp từng cặp với nhau theo số chẵn.
Mâm rượu thuốc.
Chè, thuốc lá và rượu là những sính lễ cơ bản mà gia đình nhà trai gửi đến nhà gái làm lễ bái tổ tiên xin dâu. Với người miền trung, những lễ vật này thường được dùng để cô dâu chú rể mời các quan khách trong lễ cưới. Nhà gái cũng tạo điều kiện để nhà trai thoải mái sắp xếp mâm lễ cũng như sính lễ khi không yêu cầu bất cứ điều gì về số lượng.
Cặp nến tơ hồng:
Cặp nến uyên ương sẽ được trưởng bối thắp trong lễ ăn hỏi
Đây là một trong những lễ vật rất quan trọng mà nhà trai không thể thiếu trong các lễ vật ăn hỏi miền Trung. Cặp nến tơ hồng se duyên được thắp lên khi thực hiện nghi thức ăn hỏi. Ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu nồng cháy giữa cặp vợ chồng. Sẽ là sự thiếu hụt đáng tiếc nếu nhà trai quên mất việc chuẩn bị lễ vật này trong đám hỏi.
Một số lễ vật thách cưới khác...
Thông thường là heo quay, gà quay, tiền sính lễ, nem chả,… phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Để tránh sự bối rối trong lễ ăn hỏi, cả hai bên gia đình nội ngoại đều có một buổi họp mặt để bàn về một số lễ vật thách cưới trước khi đám hỏi diễn ra.
Ngày nay, việc thách cưới cũng trở nên đơn giản hơn, không còn là gánh nặng kinh tế của nhà trai khi thực hiện theo lời thách cưới của nhà gái. Dù vậy, mâm quả của nhà trai cũng phải cầu kỳ và đầy đủ để bày tỏ thành ý với gia đình nhà gái.
-
Những mẫu mâm quả đám hỏi miền Trung:
Trong dàn bưng tráp đám hỏi, ngoài những sính lễ chính sẽ có một người bưng một khay rượu trầu đi trước cùng với trưởng bối trong gia đình
Trong khay rượu đi đầu cũng có thể có thêm một phông bao tiền hỏi cưới
6 mâm quả đám hỏi miền Trung
Nếu gia đình có điều kiện có thể chuẩn bị 10 mâm quả kết hợp phong cách hiện đại và truyền thống
-
Gợi ý địa chỉ dịch vụ cưới miền Trung:
211 Điện Biên Phủ, Thừa Thiên - Huế
75/1 Yết Kiêu, Thừa Thiên - Huế
Số 151 Nhật Lệ, Thừa Thiên - Huế
154 Điện Biên Phủ , Thừa Thiên - Huế
>>>Xem thêm: Dịch vụ cưới toàn quốc Marry