Thanh toán

Mẹo bảo quản áo cưới theo chất liệu

Đăng bởi Marry Doe - 25/04/2014   |   Lượt xem: 4663

Những mẫu áo cưới, áo dài cưới hiện đại với nhiều chất liệu vải khác nhau cùng phụ kiện vô cùng đa dạng, phức tạp khiến cho việc bảo quản trở không hề đơn giản

Áo cưới là người bạn đồng hành của cô dâu trong suốt lễ cưới. Bất cứ tổn hại nào tới chiếc váy sẽ làm bạn tiếc nuối vì đã phải tốn thời gian tìm kiếm chiếc váy ưng ý từ đường nét cho đến màu sắc, sửa chữa từng chút một cho vừa khít với mình. Với các cô dâu chọn giải pháp thuê áo cưới để tiết kiệm chi phí và chọn được nhiều mẫu áo hơn, việc bảo quản đúng cách lại càng quan trọng, tránh bị đền tiền khi trả áo. Bạn nên lưu ý có những cách bảo quản khác nhau tùy vào chất liệu và kiểu dáng của chiếc váy cưới. Lụa tơ tằm Lụa đúng nghĩa được làm từ sợi thiên nhiên, cho chất liệu mềm mỏng, nhẹ nhàng, sang trọng và nữ tính, nhưng giá thành rất đắt, có khi lên đến vài trăm nghìn/m. Đa phần các loại lụa mà bạn dễ dàng tìm thấy ở các chợ vải làm từ sợi nhân tạo, có chi phí thấp hơn phân nửa, được biến tấu thành các loại vải hơi khác nhau một tí về mình vải cũng như độ sáng bóng: chiffon, satin, tuyn… Đối với những bộ áo may bằng lụa tơ tằm, đặc biệt với áo dài cưới, bạn cần chú ý hơn trong từng quá trình bảo quản.

22017342-20110420081055_26

•    Quá trình giặt: nên giặt bằng tay, không chà xát hoặc vò mạnh. Sử dụng bột giặt/xà phòng nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc tẩy vì nó sẽ làm hỏng ngay lập tức bộ áo dài của bạn. Đối với những bộ áo dài có màu sắc đậm, bạn nên giặt riêng bởi chúng rất dễ bị phai màu. Hoặc bạn có thể giặt khô để giữ áo dài của mình bền màu. •    Quá trình phơi: lưu ý phơi ở nơi thoáng mát và không phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến các sợi tơ tằm bị giòn, khô và cứng. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên phơi áo dài lụa ở nơi có nhiệt độ cao, bạn sẽ nhận thấy áo nhanh phai màu, vải mất đi độ bóng và ánh sắc tự nhiên, trở nên nhanh cũ, sờn. •    Quá trình là/ủi: nên thực hiện khi áo dài còn ẩm. Nếu không có thể sử dụng bàn là hơi và là ở mặt trái của áo dài. Tuy nhiên trong trường hợp áo dài đã khô, hãy thử cho áo dài vào một túi nilon, sau đó giữ trong ngăn đá tủ lạnh cho ẩm lại rồi mới thực hiện ủi nhẹ nhàng, mức nhiệt độ thấp. Vải polyester, ren hay voan Đối với những chiếc áo cưới, váy cưới có chất liệu vải polyester, ren hay voan thì khá khó giặt nên cần sử dụng chất tẩy pha loãng, giặt bằng tay, vò nhẹ nhàng để tránh trầy xước. Trước khi tiến hành giặt hãy kiểm tra toàn bộ váy để tìm ra những vết bẩn cần được làm sạch. Sau đó vò nhẹ, làm sạch những vết bẩn này trước rồi hãy tiến hành giặt toàn bộ váy.

mr_200297_037e90d5edc4907c

Nên giặt váy trong nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ, nếu phải dùng tới thuốc tẩy để làm sạch vết bẩn thì nên hòa tan thuốc tẩy vào trong nước và giặt riêng phần váybị bẩn đó. Tránh trường hợp ngâm toàn bộ váy vào trong dung dịch thuốc tẩy. Sau khi giặt xong đừng vắt khô váy như trang phục bình thường. Tốt nhất là cứ treo váy lên cho ráo nước sau đó đem phơi ở nơi có ánh sáng nhẹ. Váy đính nhiều chi tiết Đối với những chiếc áo cưới có đính cườm hoặc đá ở thân và đuôi váy thì nên sử dụng phương pháp giặt khô để tránh bị bong tróc, xước bề mặt cườm, đá do ma sát trong lúc giặt. Còn nếu bạn muốn giặt ướt thì nên hạn chế giặt ở những phần này, ví dụ chỉ nên giặt ở phần đuôi áo nếu như cườm và đá được kết ở phần thân.

vay-cuoi-2014-Vera-Wang-kieu-cong-chua-ket-bong

Một số mẹo đơn giản khác cho cô dâu 1.   Để váy cưới ở tiệm và kiên nhẫn chờ đến phút cuối Hiển nhiên, khi áo cưới đã được chuẩn bị đâu vào đó, bạn chỉ muốn mang nó về nhà và mải mê ngắm nghía. Tuy nhiên, càng ở lâu trong tay bạn, váy càng có nguy cơ gặp tai nạn như tách café vô tình đổ làm vấy bẩn, hoặc thú cưng cào rách đuôi áo... Để tránh rủi ro, nên đề nghị chủ shop áo cưới giữ hộ váy cho đến khoảng 2 ngày trước lễ cưới. 2.   Cho váy không gian “thở” Khi đã đem váy về nhà, bạn nhớ lấy ra khỏi túi và treo ở nơi cao, chắc chắn; tốt hơn nên đặt váy trong không gian nào ít người qua lại.Chất liệu may váy cưới thường là các loại vải mỏng, nhẹ nên cần được bảo quản trong môi trường khô, thoáng, tránh vật nuôi và nơi có nhiều khói thuốc. 3.   Cẩn thận với các loại hoa trong lễ cưới Bó hoa thường được vẩy nước để giữ độ tươi lâu khi mới giao đến, bạn không nên cầm hoa ngay trong lúc đang mặc váy cưới. Hãy nhờ người khác nâng nhẹ hoa, tránh bắn nước xung quanh, quấn một chiếc khăn nhỏ quanh phần cuống và đưa cho bạn sau 1-2 phút. Bạn cần đặc biệt cẩn trọng nếu đặt lily làm hoa cưới: đừng quên yêu cầu thợ cắm hoa bỏ đi phần phấn hoa để tránh cho phấn hoa rơi lên váy. 4.   Không bảo quản váy cưới bằng túi nilon Một số cửa hàng váy cưới và hiệu giặt là thường dùng túi nilon để đựng đồ, tránh bụi bẩn nhưng cách bảo quản này không nên duy trì trong một thời gian dài. Bởi túi nilon giữ hơi ẩm lâu, gây ra nấm mốc và đổi màu váy. Bạn nên quấn giấy trắng mềm bên ngoài chiếc váy và đựng trong hộp. 5.   Không để váy trong hộp kim loại Hộp kim loại có thể bị oxi hóa và làm ố vàng chiếc váy của bạn (kể cả khi bạn đã bọc váy trong một lớp giấy). Sử dụng hộp nhựa, gỗ hoặc hộp bìa cứng sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh để váy ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp mà chọn nơi mát mẻ, khô ráo. Các cô dâu tương lai hãy ghi chú lại các bí quyết trên để chiếc váy thân yêu được an toàn và hoàn hảo trong ngày vui của bạn mà không làm phát sinh thêm chi phí nào sau khi thuê nhé!

Marry

 

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào