Đăng bởi Marry Doe - 24/12/2019 | Lượt xem: 1180
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị tiểu đường thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và thai nhi như sau:
Đối với mẹ:
-
Có nguy cơ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
-
Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm tái lại nhiều lần.
-
Có thể bị sảy thai nhiều lần hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.
-
Nguy cơ khó sinh do thai to, mẹ bị đa ối.
-
Tăng nguy cơ băng huyết sau sinh.
Đối với thai nhi:
-
Có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
-
Sang chấn khi sinh, do thai to.
-
Tăng tỷ lệ tử vong thai và trẻ sơ sinh.
-
Tăng nguy cơ sinh non gây suy hô hấp sau sinh
-
Hạ đường huyết, hạ canxi. Nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2 trong tương lai cao.
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
-
Thực phẩm giàu chất xơ như rau – củ – quả hữu cơ an toàn, trái cây tươi sạch, giàu vitamin. Bởi chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa khiến quá trình chuyển hóa đường của insulin trong máu không bị quá tải nên lượng đường huyết của mẹ bầu ổn định hơn.
-
Các loại thực phẩm ít tăng lượng đường trong máu đó là gạo lứt, đậu đỗ, các loại trái cây ít ngọt, củ quả, rau xanh.
Những thực phẩm cần giảm trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối:
-
Chất đường bột cần cắt giảm xuống 50% tổng năng lượng. Chọn loại đường huyết chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như cơm gạo lứt, gạo mầm, ngũ cốc,..
-
Chất béo bão hòa gồm thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, các sản phẩm làm từ sữa ngọt khó tiêu hóa.
-
Tránh xa thực phẩm có chỉ số GI cao – chỉ số đường huyết cao như cơm trắng, khoai tây, bánh mì, đồ ngọt…
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu
Luyện tập thể dục đều đặn. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 5 ngày trong một tuần và 30 phút mỗi ngày. Đừng lo lắng khi kết hợp nhiều hoạt động trong khi mang thai, chỉ cần nhớ hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp giữ mức đường huyết ổn định.
♦ Ăn hai giờ một lần. Để điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn, không bao giờ được bỏ bữa và đặt mục tiêu ăn một bữa nhẹ hoặc một bữa ăn lành mạnh mỗi hai giờ. Bỏ bữa có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn dao động và khó khăn hơn khi kiểm soát lại.
♦ Dùng vitamin trước khi sinh.
♦ Hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn để được tư vấn và chỉ dẫn.
Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh với chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Nếu còn băn khoăn gì mẹ bầu đừng ngần ngại hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số tổng đài 1900 1806.