Thanh toán

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì? Hướng dẫn chuẩn bị lễ cưới từ A - Z !

Đăng bởi Marry Doe - 28/09/2021   |   Lượt xem: 231002

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới Việt Nam.

Khi tìm hiểu cội nguồn của các nghi lễ cưới hỏi, bạn sẽ thấy trân trọng hơn và biết làm cách tinh giản mọi thứ mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới Việt Nam. Nếu đang lên kế hoạch cưới trong năm nay, cô dâu hãy cùng Marry điểm lại những bước quan trọng nhất trong phong tục cưới truyền thống của dân tộc nhé!

Đám cưới của người Việt Nam thông thường có các thủ tục bao gồm :

  • Lễ dạm ngõ
  • Lễ ăn hỏi
  • Lễ rước dâu
  • Tiệc cưới
  • Lại mặt

1. Lễ dạm ngõ - Nghi thức quan trọng trong lễ cưới truyền thống

Đây là một phần quan trọng trong nghi lễ cưới cưới truyền thống nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Ngày nay, lễ dạm ngõ hay còn được biết đến với tên gọi lễ giáp lời, không còn được tổ chức theo lối xưa, mà chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình.

Nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại, tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân.

Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mai mối và cũng không cần lễ vật rườm rà. Sau lễ dạm ngõ, người con gái được xem như đã có nơi có chốn. nghi lễ cưới truyền thống việt nam gồm những gì

2. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ.

Ngày nay, tuy nhiều nghi lễ đám cưới đã được giảm bớt, nhưng lễ ăn hỏi là một trong những phần chính vẫn được duy trì. Nghi lễ cưới này đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. 

Lễ vật của lễ hỏi là cau tươi, cốm, chè (trà), rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, heo quay, trái cây… để thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái.

Số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi có thể chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của gia đình, vùng miền, nhưng thường mọi người vẫn có thói quen chọn số mâm quả là chẵn, tượng trưng cho ý nghĩa có đôi có cặp. nghi lễ cưới truyền thống bê tráp ăn hỏi

Thành phần tham gia :

  • Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,hị hàng, bạn bè thân thiết và một số nam thanh chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
  • Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ tú chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
  • Lễ vật: Trong ngày lễ này, nhà trai mang sính lễ ăn hỏi sang nhà gái và xin bàn bạc chuyện đám cưới sau đó và những sính lễ này được gọi là Tráp ăn hỏi. Thông qua các Tráp ăn hỏi của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ để báo cáo với tổ tiên, ông bà để mời ông bà, tổ tiên về tham dự, chứng kiến và phù hộ cho con cháu luôn luôn hạnh phúc, viên mãn. Ngoài ra, Tráp ăn hỏi còn thể hiện sự biết ơn, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái đã nuôi dưỡng con dâu của mình trưởng thành, đồng thời cũng thể hiện được sự giàu sang, sung túc của gia đình họ nhà trai đồng thời rất sang trọng, lịch sự khi nhà trai đưa lễ vật sang nhà gái.

Xem thêm : Những điều cần chú ý khi chuẩn bị đội bê tráp

3. Lễ rước dâu

Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

Trình tự lễ rước dâu

  • Nhà trai: Trước khi chuẩn bị lễ rước dâu, cha  mẹ hoặc bậc trưởng thượng chuẩn bị, kiểm tra, sắp xếp lại các mâm quả – sính lễ. Chú rể thắp nhang báo cáo ông bà tổ tiên xin phép được xuất gia đi rước dâu về nhà.
  • Tại Nhà gái: Đại diện nhà trai và người bưng khay trầu rượu đi phía trước để xin phép đại diện nhà gái được nhập gia. Được sự đồng ý, hai ông đại diện uống rượu và bắt tay nhau. Sau đó, đoàn nhà trai xếp hàng di chuyển đến trước cổng nhà gái, chờ tiến hành nghi thức trao mâm quả. Đoàn nhà trai bước qua cổng nhà gái. Các cô gái đỡ quả đi vào sau đoàn nhà trai.
  • Trao lễ vật trong lễ rước dâu
  • Nhà gái nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên.
  • Đội bưng quả nhà gái sẽ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên trong lễ rước dâu. Thông thường, quả trầu cau đặt ở vị trí chính giữa để “đánh dấu”, vì khi mở quả sẽ mở quả này đầu tiên.
  • Nhà trai trình lễ trong lễ rước dâu: Người chủ hôn của nhà trai mở đầu buổi lễ xin phép, mở nắp tráp, hoặc lật khăn đỏ phủ trên tráp lên và giới thiệu lễ vật gồm những gì.
  • Cô dâu được dắt ra mắt trong lễ rước dâu: Cô dâu sẽ ngồi trong phòng của mình, đợi được cha hoặc mẹ dắt ra chào họ hàng hai bên, chuẩn bị làm lễ.
  • Làm lễ gia tiên trong lễ rước dâu
  • Trao nhẫn cưới trong lễ rước dâu
  • Cô dâu – chú rể nhận quà trong lễ rước dâu
  • Mời trầu cau và mời rượu
  • Tiệc tại nhà gái: Ngày xưa nhà gái sẽ tổ chức phần tiệc ăn uống, nhưng ngày nay đã được giản lược đi với bánh, trái cây và trà nước. Vì thường đón dâu đều được “coi giờ lành” nên cần có lễ rước ngắn gọn ở nhà gái để còn kịp thời gian rước dâu về làm lễ ở nhà trai.
  • Nhà gái trả lễ cho nhà trai
  • Đưa cô dâu lên xe hoa
  • Cô dâu về nhà trai trong lễ rước dâu: Khi cô dâu về nhà trai trong lễ rước dâu cô dâu phải làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai, nhận tiền, quà mừng của người nhà, họ hàng bên nhà trai. Mẹ chồng dắt cô dâu vào phòng tân hôn, giới thiệu tổ ấm với bà con cô bác, làm thủ tục trải giường. Giường cưới thường là giường mới, chưa ai nằm lên, mẹ chồng trải giường, có thể nhờ thêm những người họ hàng có con trai và con gái cùng trải giường để “lấy hên” cho cô dâu chú rể sau này cũng có đủ nếp đủ tẻ như vậy.

nghi lễ cưới truyền thống rước dâu

Về đến nhà trai, việc đầu tiên là cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên), rồi chào họ hàng bên chồng. Sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham dự tiệc cưới…

4. Tiệc cưới

Tiệc cưới là một bữa tiệc được tổ chức sau khi hoàn thành Lễ rước dâu, nó cũng có thể tổ chức liên tục với Lễ kết hôn. Tiệc cưới dùng để chiêu đãi các quan khách, họ hàng, bạn bè của cô dâu, chú rể.

Ngày nay tiệc cưới được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn tổ chức như khách sạn, nhà hàng tiệc cưới cho những người đã tham dự đám cưới trong khi một số nơi lựa chọn việc tổ chức các bữa tiệc tại nhà (tư gia). Ở Việt Nam, thông thường khi thực khách đến dự sẽ đem theo phong bì có tiền để mừng cho cô dâu, chú rể.

5. Lễ lại mặt

Sau ngày cưới, mẹ chồng sẽ chuẩn bị cho đôi vợ chồng son một mâm lễ nhỏ để cả hai mang về nhà gái. Lễ này còn được gọi là lễ nhị hỷ.

Thời gian đôi uyên ương về nhà gái là từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới. Thời gian sẽ tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa 2 nhà cũng như điều kiện, công việc của đôi trẻ. Thông thường, lễ lại mặt thường diễn ra buổi sáng, hiếm khi thăm nhà gái vài lúc tối hay chiều muộn. nghi lễ đám cưới

Đó là nghi thức truyền thống. Ngày nay, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có các sự kết hợp và tinh giản như sau: Lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai bên gia đình. Lễ rước dâu ngày nay là sự kết hợp của cả Lễ hỏi, Lễ xin hôn và nghi thức rước dâu, và thường được làm trước một ngày hoặc chính trong ngày diễn ra tiệc cưới chính (nhưng là buổi sáng).

Qua bài viết này, Marry hi vọng đã giải đáp được thắc mắc lễ dạm ngõ gồm những gì cũng như cho bạn cái nhìn tổng quát về trình tự nghi thức trong đám cưới Việt. Những nghi lễ này vốn đã có lịch sử lâu đời và được xem như một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi truyền thống. Chính vì thế, cô dâu chú rể nên đảm bảo các nghi lễ cưới như trên được thực hiện đầy đủ và thật trang trọng trong ngày trọng đại nhé.

Bình luận

Viết Đánh Giá
H
Đám cưới vừa tiết kiệm vừa ấm cúng đó là điều ai cũng mong muốn, mình cũng ủng hộ đám cưới theo lối sống mới, đơn giản tiết kiệm và ấm áp
H
Bây giờ nhiều nghi lễ cũng được giản lược để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi gia đình rồi bạn nè
S
mình ngại mấy nghi lễ ghê
S
Khi dam cuoi xong ông xã sẽ ở bên nhà minh, vậy nghi thúc rước dâu có thay đổi ji ko
C
Mình thì thấy đám cưới càng đơn giản bao nhiêu càng tốt, bây giờ người ta đi đám cưới thường xuyên nếu ko muốn nói là nhận thiệp cưới mà mặt cười méo xệch. Vì vậy học tập nước ngoài tổ chức đám cưới đơn giản, chỉ cần người thân và 1 số bạn bè thân thiết tham dự là được rùi. Đám cưới VN mình theo người nước ngoài là xa xỉ và tốn kém quá nhiều mà bây giờ đám cưới thường do CD-CR tự lo nên kinh phí cũng phải tính toán kỹ lưỡng, minh ủng hộ 1 đám cưới thật đơn giản theo đúng tiêu chí của Bác Hồ đã dạy “tiết kiệm là chính”
S
mình cũng giống minhthu vậy đó. 2 gia đình ở xa, GĐ ông xã muốn đám hỏi vả đám cưới chung, rước dâu từ khách sạn về. mình thấy sao sao đó. mình không quan trọng phần tiệc tùng lắm vì cũng bạn của phụ huynh là chủ yếu.nhưng muốn được chú trọng phần lễ rước dâu. chứ tự dưng đám cưới mà bên nhà không lễ lạc gì hết, rước từ ksan về thấy sao sao đó... mấy anh chị có kinh nghiệm rồi tư vấn giúp shelly với. Shelly cảm ơn nhé.
S
mình cũng giống minhthu vậy đó. 2 gia đình ở xa, GĐ ông xã muốn đám hỏi vả đám cưới chung, rước dâu từ khách sạn về. mình thấy sao sao đó. mình không quan trọng phần tiệc tùng lắm vì cũng bạn của phụ huynh là chủ yếu.nhưng muốn được chú trọng phần lễ rước dâu. chứ tự dưng đám cưới mà bên nhà không lễ lạc gì hết, rước từ ksan về thấy sao sao đó... mấy anh chị có kinh nghiệm rồi tư vấn giúp shelly với. Shelly cảm ơn nhé.
C
mình không thích làm đám hỏi nhưng ba mẹ mình bắt phải làm .mình thấy đám hỏi phải bưng mâm quả rờm rà quá nên mình quyết định gộp lễ dạm ngõ chung với lễ hỏi luôn..nhà trai cũng qua nhà chơi cho lễ vât trang sức nhưng không co bưng mâm quả.hihi
M
hic hic!!! mình cũng đang đau đầu chuyện cưới hỏi đây nè!bên nhà mình thì muốn có lễ rước dâu, bên nhà chồng thì muốn bỏ rước dâu vì xa xôi(2 bên cách nhau 370km- cũng đâu quá xa phải không các bạn???).Không bít làm sao để toại lòng cả 2 bên nữa???
D
Mình thì làm chung đám hỏi và đám cưới 1 ngày cho tiện, rồi đãi tiệc vào 1 ngày như vậy mình cũng giảm bớt được những chi phí không cần thiết. mà mình cũng khỏe hơn đó.