Đăng bởi Marry Doe - 17/12/2018 | Lượt xem: 1208
Lễ đính hôn là một nghi lễ quan trọng trong cưới hỏi của người Việt Nam. Lễ đính hôn là một sự thông báo chính thức về việc lễ cưới của cặp đôi và đây cũng là dịp để cô dâu chú rể ra mắt họ hàng hai bên. Bởi là một lễ truyền thống nên lễ đính hôn có những nghi thức cần thiết không thể thiếu để đi đúng phong tục truyền thống.
Những nghi thức cần thiết trong lễ đính hôn
Lễ đính hôn là một nghi lễ không thể thiếu trước lễ cưới của người Việt Nam. Lễ đính hôn là tên gọi của người miền Nam, người miền Bắc thường gọi là lễ ăn hỏi. Nhà trai sẽ mang lễ vật đã chuẩn bị sang nhà gái để hỏi cưới người con gái. Sau khi những nghi lễ hoàn thành, chú rể lên rước cô dâu xuống, thắp hương lên bàn thờ tổ tiên và ra mắt họ hàng hai bên. Trong lễ đính hôn có những nghi thức quý vị cần phải quan tâm để có được lễ đính hôn hoàn hảo nhất.
1. Chào hỏi và trao lễ vật
Nghi lễ này nhà trai và nhà gái sẽ gặp nhau để trao lễ vật. Khi đến cách nhà gái khoảng 50m thì nhà trai sẽ xem lại trang phục, mâm quả và xếp đội hình chu đáo. Chủ lễ sẽ tiến vào trước để trình được làm lễ hỏi. Khi chấp nhận, nhà gái mời nhà trai vào nhà, nhà trai sẽ đặt các mâm quả trước bàn thờ tổ tiên. Hai bên gia đình sẽ cùng chào hỏi, hai họ lần lượt giới thiệu những người trong gia tộc. Người đại diện cho nhà trai sẽ phát biểu lý do và các lễ vật mang đến. Nhà gái chấp nhận lễ vật và cùng ngồi uống nước trò chuyện bàn đến lễ cưới.
Chào hỏi và trao lễ vật trong lễ đính hôn
2. Cô dâu ra mắt hai họ
Khi đã được sự chấp thuận của nhà gái về lễ vật và trao mâm quả, cô dâu sẽ mặc áo dài cưới và đợi sẵn trong phòng, chú rể đến căn phòng cô dâu đang đợi và rước cô dâu xuống để cùng mời nước ra mắt hai họ.
Cô dâu ra mắt họ hàng hai bên
3. Thắp hương bàn thờ tổ tiên
Đây là nghi lễ quan trọng thể hiện tính chất uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Khi chú rể đón cô dâu xuống, đại diện của nhà gái sẽ lấy một số lễ vật trong mâm lễ nhà trai đem đến và đặt lên bàn thờ. Chú rể sẽ đốt đôi đèn cẩn thận để cho tin đèn cháy tốt và hai ngọn lửa cháy đều nhau bởi lửa tượng trưng cho sự sống, niềm lạc quan. Cô dâu chú rể sẽ cùng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên cầu xin sự bình an.
Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên
4. Trao nữ trang cho cô dâu và tiền dẫn cưới cho nhà gái
Cô dâu chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau, mẹ của chú rể cũng trao nữ trang cho cô dâu. Thường nữ trang được trao cho cô dâu sẽ bao gồm hoa tai, vòng cổ và vòng đeo tay. Với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì trang sức ít nhất cũng là một đôi hoa tai. Đồng thời, nhà trai cũng trao đến cho nhà gái một số tiền hay còn được gọi là tiền thách cưới, lễ đen. Lễ đen này sẽ là một số tiền nhà gái đưa ra để nhà trai, trước đây, số tiền đó sẽ giúp nhà gái tổ chức lễ cưới, nhưng hiện tại thì số tiền đó cũng thường được cho lại vợ chồng cô dâu chú rể để lấy vốn làm ăn.
Trao nữ trang cho cô dâu
5. Cùng bàn bạc về lễ cưới
Ý nghĩa của lễ đính hôn là để hai gia đình gặp mặt và bàn bạc về lễ cưới, bởi thế nên việc bàn bạc về lễ cưới là việc quan trọng trong lễ đính hôn. Hai bên gia đình sẽ cùng ngồi lại bàn bạc về ngày tổ chức lễ cưới, nhà trai sẽ trình bày ngày đã chọn để hai gia đình thống nhất với nhau. Đồng thời, gia đình chú rể cũng cần phải nói những yêu cầu cần thiết trong lễ cưới để có được lễ cưới thành công nhất.
Cùng bàn bạc về lễ cưới
6. Nhà gái lại quả cho nhà trai
Trước khi nhà trai về, nhà gái sẽ lấy một phần lễ vật trong mâm quả nhà trai đem đến để lại quả cho nhà trai. Lưu ý khi lại quả nhà gái tuyệt đối không được dùng dao kéo để cắt hoa quả bởi nó thể hiện sự cắt đứt tình cảm.
Nhà gái lại quả cho nhà trai
Trên đây là những nghi thức trong lễ đính hôn mà bạn cần biết. Với những nghi thức đó, cùng với dịch vụ chụp ảnh cưới phóng sự, lễ đính hôn của bạn sẽ được ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất.
st