Thanh toán

Lễ cưới Công giáo và những điều bạn cần biết

Đăng bởi Marry Doe - 07/11/2021   |   Lượt xem: 17929

Đối với các cô dâu chú rể theo đạo công giáo thì việc tổ chức lễ cưới trong nhà thờ là việc hết sức thiêng liêng và mọi việc điều phải được lên kế hoạch và chuẩn bị chỉnh chu nhất. Nhưng không phải cặp đôi nào cũng nắm rõ từng khâu chuẩn bị và lên kết hoạch tỉ mỉ để có một ngày cưới hoàn hảo. Chính vì thế, ở bài viết dưới đây Marry sẽ chia sẽ quy trình những bước cần chuẩn bị để giúp bạn có một một ngày cưới trọn vẹn.

Chuẩn bị trước lễ cưới

1. Điều kiện để được tổ chức lễ cưới :

  • Để được tổ chức lễ cưới trong nhà thờ theo đầy đủ các nghi thức như Thánh lễ hôn phối chính thống thì cô dâu – chú rể phải là người theo đạo. Đồng thời, các cặp đôi phải cùng theo học một khóa học giáo lý tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức. Thời gian học hóa học giáo lý tiền hôn nhân thông thường là 3 tháng, tân tòng là 6 tháng.
  • Bên cạnh đó, trước khi tổ chức lễ cưới nhà thờ thì các cặp đôi phải đăng ký kết hôn theo dân sự tại phường, xã nơi mà cô dâu hoặc chú rể cư trú.
  • Trong trường hợp cô dâu hoặc chú rể không theo đạo thì buổi lễ thành hôn sẽ được diễn ra ngắn gọn, nhanh chóng, dưới sự làm chứng của vài người, gọi là “phép chuẩn”.

nghi lễ tổ chức đám cưới công giáo Cô dâu - chú rể phải học khóa giáo lý tiền hôn nhân do nhà thờ tổ chức

>>>Xem thêm: Vấn đề trong hôn nhân mà các cặp đôi cần tìm hiểu trước khi cưới

2. Xin chọn ngày làm lễ Hôn phối :

  • Chọn ngày tốt cho Thánh lễ hôn phối sẽ do Cha xứ chọn, chiếu theo lịch Công giáo. Tuy nhiên, trước khi gặp cha xứ để xin ngày tổ chức hôn phối thì gia đình cần phải định xong thời gian tổ chức lễ vu quy, lễ thành hôn. Điều này sẽ giúp gia đình 2 bên chủ động được trong việc chuẩn bị các khâu, để mọi thứ được chu toàn nhất.
  • Ngoài ra nhà thờ sẽ đọc thông báo về việc kết hôn của hai bạn trong suốt 3 tuần vào các thánh lễ Chúa Nhật. Đây là bước để thông báo cho mọi người biết để lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu như nhận được sự đồng tình mọi người sẽ chia vui, ngược lại nếu như không đồng tình cha xứ có thể xem xét lại. Sau khi được mọi người chúc phúc cho cặp đôi, cha xứ sẽ định ngày cử hành hôn lễ.

đám cưới công giáo Mỗi nhà thờ đều có ngày cố định làm lễ cưới

3. Trang trí lễ cưới ở nhà thờ:

  • Một số nhà nhờ ở Việt Nam sẽ có trang trí sẵn hoa, ruy băng để đồng bộ với khung cảnh lễ đường do hội đoàn ca và ca đoàn chuẩn bị. Khi nhận được sự đồng ý của Cha xứ, bạn sẽ liên hệ với trưởng hội đoàn phụ trách trang trí ngày lễ, để họp bàn và thống nhất thực hiện. Chi phí và lễ vật, các cặp đôi sẽ gửi lại hội trưởng hội đoàn.

đám cưới công giáo Thường thì một số nhà thờ sẽ có sẵn như hoa và ruy băng để đồng bộ với khung cảnh lễ đường

  • Còn riêng với các cô dâu – chú rể muốn nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy hơn hay muốn thiết kế theo chủ đích riêng thì có thể gặp Cha xứ để xin phép bài trí và tìm hiểu những gì được phép cũng như không được phép thêm vào nơi làm lễ.

đám cưới công giáo Cô dâu - chú rể muốn trang hoàng theo ý mình phải được sự cho phép của Cha xứ

  • Về việc trang trí với hoa, vì không gian nhà thờ mang tính chất tôn nghiêm, nên khi tự trang trí, cô dâu chú rể không nên gắn nhiều hoa hay phụ kiện vào không gian, tránh rườm rà mà chủ yếu cần điểm hoa ở những vị trí quan trọng như hai bên bàn thờ Chúa, lối dẫn lên sân khấu và dọc những băng ghế của nhà thờ.

Đám cưới công giáo Trang trí hoa phải phù hợp với không khí trang nghiêm ở nhà thờ

4. Trang phục cưới tại nhà thờ

  • Hai bạn cần để ý đến trang phục lễ cưới trong nhà thờ, nên ưu tiên trang phục trang trọng, lịch sự.
  • Một số gợi ý về áo cưới mặc trong lễ cưới nhà thờ: váy cưới dáng chữ A, dáng suông, áo dài cưới, váy cưới xòe vừa phải, váy đuôi cá… Khi bạn chọn trang phục này nên lưu ý chọn những chiếc váy dài tay, hay tay con, trang phục cần sự thanh lịch, sang trọng và tinh tế. Bởi đây là buổi lễ về tinh thần, cần sự trang nghiêm, lịch sự mang hướng cổ điển sang trọng.
  • Ngoài ra, lựa chọn phụ kiện cũng là yếu tố quan trọng, giúp bạn tỏa sáng nhưng vẫn giữ được vẻ ngoài thanh lịch, đoan trang. 

đám cưới công giáo Trang phục lễ cưới cần sang trọng và lịch sự

>>>Xem thêm: Những mẫu váy cưới sang trọng và đơn giản được mọi cô dâu yêu thích

5. Chụp ảnh, quay phim phóng sự cưới

Để đám cưới hoàn hảo nhất, bạn nên chọn thợ Công giáo hoặc thợ quen phụng vụ Công Giáo, biết rành các diễn tiến buổi lễ, để lấy ảnh chính xác, không thừa không thiếu.

Nhớ đừng quên yêu cầu họ giữ tôn nghiêm trong nhà thờ: Không chạy, không đi lại nghênh ngang, không gây nhiễu…

đám cưới công giáo Ekip chụp ảnh cần năm rõ nghi thức để không bỏ lỡ khoảnh khắc nào

>>>Xem thêm: Bí quyết giúp bạn tìm được một thợ chụp hình cưới như ý muốn

Trình tự nghi thức lễ cưới cơ bản

Nghi thức lễ cưới trong nhà thờ sẽ được Cha xứ chủ trì. Những trình tự bắt buộc phải có trong nghi thức bao gồm:

- Dâng lễ 

- Đọc sách thánh

- Dâng lời nguyện ước

- Làm phép trao nhẫn cưới

- Nhận bí tích thánh thể

- Ký tên vào sổ Hôn phối của nhà thờ

Tuy nhiên, cô dâu - chú rể khi làm lễ sẽ khó tránh khỏi lo lắng và run nên cần chuẩn bị học thuộc và luyện tập trước, thường thì cặp đôi sẽ được Cha Xứ cho diễn tập 1 lần trước hôn lễ để trơn tru hơn trong lễ chính thức. Đồng thời khi về nhà, cần đứng trước gương đọc to bài đọc sách kinh thánh, học thuộc lời nguyện ước được ghi, có như vậy thánh lễ Hôn phối của bạn mới có được một không khí thật thiêng liêng đúng nghĩa.

đám cưới tôn giáo Sau khi hoàn thành tất cả nghi thức, cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng trong giáo họ

Khi đã hoàn tất các lễ nghi trong nhà thờ, đôi tân hôn sẽ được Cha xứ hướng dẫn thực hiện nghi thức Ký tên vào sổ Hôn phối, cùng với các chữ ký như của Cha xứ, chữ ký của người chứng giám hôn phối của 2 người làm chứng đại diện cho cô dâu và chú rể. Sau khi đã hoàn thành tất cả các nghi thức, 2 bạn đã chính thức trở thành vợ chồng trong giáo họ.

>>>Xem thêm: 8 địa điểm đến lý tưởng cho tuần trăng mật tại Việt Nam

Cử hành hôn lễ trong nhà thờ, dưới sự chứng giám của cha xứ và người thân sẽ khiến đôi uyên ương hiểu được tầm quan trọng của hôn nhân cũng như cuộc sống gia đình. Qua đó giúp cặp đôi cũng hiểu và có trách nhiệm hơn với nhau, cùng nhau yêu thương, bên nhau trọn đời, cùng chăm sóc con cái, gìn giữ hôn nhân bền vững. Theo lời Chúa “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly”, Marry mến chúc đôi tân hôn lãnh nhận bí tích hôn nhân sẽ yêu thương nhau, chia sẻ và trân trọng nhau đến suốt cuộc đời.

>>>Xem thêm: 5 địa điểm tiệc cưới ngoài trời đẹp nhất Sài Gòn

>>>Xem thêm: Deal hot cuối năm, ưu đãi dịch vụ cưới toàn quốc