Thanh toán

Những điều kiêng kỵ trong đám cưới

Đăng bởi Marry Doe - 04/04/2015   |   Lượt xem: 9541

Người Việt mình rất coi trọng ngày đám cưới nên trong ngày này đặc biệt kiêng cữ rất nhiều thứ. Dưới đây là những kiêng kỵ trong ngày tân hôn để cô dâu chú rể có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn

- Người có gia đình không hạnh phúc: bị góa bụa, mất vợ, hiếm muộn con cái được khuyên không nên đi đón dâu. - Những người nhà đang có tang cũng không nên đi dự đám cưới sẽ mang vận hạn đen đủi đến nhà cô dâu chú rể. - Không đeo nhẫn cưới trước khi hôn lễ diễn ra. - Giường tân hôn cần mua giường mới (không nên dùng giường cũ). - Người trải chiếu hoa cho giường tân hôn phải nhờ người tốt vận (một phụ nữ trung niên, có gia đình ấm êm hạnh phúc, có đủ con trai, con gái) trải chiếu hoa giúp, như thế thì mới mong sinh con khỏe mạnh, dễ nuôi. - Tối kị đặt những đồ dùng bị hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí, vật sắc nhọn… vì sợ ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng. Bởi những đồ vật này mang khí âm sẽ ảnh hưởng đến phong thủy phòng cưới của hai vợ chồng. - Người “vía nặng”, phụ nữ góa chồng, người tứ nhãn (chỉ phụ nữ mang thai), người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… không được vào phòng tân hôn để tránh điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới. - Kiêng kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn. - Kiêng không làm đổ vỡ gương, ly cốc, chén bát trong ngày cưới sẽ khiến vợ chồng mới cưới bất hòa sau này. - Kiêng rước dâu những ngày Hắc đạo, Tam tai, Sát chủ, ngày Rằm, cưới vào ngày có sao Cô thần, Quả Tú, Không phòng, cô dâu sẽ cô quạnh, hiếm con... - Khi nhà trai đến nhà gái ăn hỏi, người ta kiêng cô dâu ló mặt ra trước để gặp chú rể, như vậy cô dâu sẽ bị đánh giá là vô duyên, thiếu lễ phép. Cô dâu phải ở trong phòng riêng, khi người lớn thưa chuyện xong xuôi, chú rể phải vào đón cô dâu thì cô dâu mới được ra ngoài để tiếp nước họ hàng hai bên. - Không dùng dao/kéo để cắt cau mà phải dùng tay để xé cau. Sở dĩ có điều kiêng kỵ như vậy vì người Việt ta quan niệm, cắt cau bằng dao sẽ khiến tình cảm vợ chồng bị chia cắt sau này. - Cô dâu lúc lên xe về nhà chồng không được ngoái nhìn lại nhà mẹ đẻ bởi hành động đó sẽ tương đương với việc cô dâu sẽ khó bảo, không lo chu đáo chuyện nhà chồng trong tương lai. - Kiêng kỵ mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng - Kiêng kỵ đi hai đường khi đón dâu, đi đón dâu cả lúc đi và lúc về phải đi một đường, không đi đường khác để tránh điều không may quay về nhà. - Kiêng kỵ cho cô dâu mang bầu đi vào từ cửa chính : Người xưa thường nghĩ rằng, cô dâu mà mang bầu trước, đi từ cửa chính sẽ khiến gia đình nhà chồng làm ăn lụi bại. Vì vậy, cô dâu mang bầu phải đi vòng cửa sau để vào nhà. Điều này hiện nay đã được nhiều gia đình bỏ đi vì không cần thiết phải kiêng kỵ như vậy. - Kiêng mẹ chồng đứng ở cửa đón con dâu, điều này lý giải là để cô dâu không đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ, và mẹ chồng nàng dâu không xung khắc sau này.
Những điều kiêng kỵ trong đám cưới Những điều kiêng kỵ trong đám cưới nên tránh
   

Bình luận

Viết Đánh Giá
M
Kiêng kỵ mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng thì giờ không còn nữa đâu nhỉ.
T
Những kiêng cữ này chỉ là cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến cho vợ chồng son thôi, nên có kiêng có lành mà
T
Ở quê mình vẫn còn giữ những phong tục kiêng cữ này, tuy nhiên nhiều gia đình không mê tín thì sao cũng được
T
Chắc tại em không để ý đấy, họ nhà trai sẽ đứng ngoài cổng để chờ khi đám rước dâu vào trong cổng rồi mẹ chồng mới xuất hiện ra sau một chút đấy
T
Đúng rồi em, ở mình cũng vậy mà, giờ rước dâu về mẹ chồng đâu có ra đứng cùng với đàng họ để đón dâu đâu.
M
Đó là những kiêng cữ hay trong đám cưới, tuy nhiên thời đại bây giờ cũng đơn giản nhiều rồi, không còn kiêng khem nhiều nữa đâu
T
Kiêng mẹ chồng đứng ở cửa đón con dâu, cái này thấy lạ lạ nhỉ