Tiêm phòng trước khi mang thai
Cùng với chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng
Trong thai kỳ, sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, theo đó nguy cơ nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên, đe dọa sức khỏe của mẹ bầu và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, tiêm phòng trước khi mang thai là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi những hiểm họa rình rập trước tình hình dịch bệnh ngày một tăng cao.
Những loại vắc - xin cơ bản cần tiêm phòng cho mẹ bầu bầu
Vắc - xin ngừa viêm gan A
Vắc - xin viêm gan A được bào chế từ virus bất hoạt (virus không còn khả năng gây bệnh) nên những nguy cơ đối với thai nhi đang phát triển về mặt lý thuyết sẽ rất thấp.
Đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus gây bệnh viêm gan A, nguy cơ liên quan đến tiêm chủng nên được cân nhắc so với lợi ích đạt được.
Tiêm phòng vắc - xin viêm gan B
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HBV trong thai kỳ (ví dụ, quan hệ với nhiều bạn tình trong 6 tháng trước đó, được chẩn đoán và điều trị STD, gần đây có sử dụng thuốc dạng tiêm hoặc đã tiếp xúc với HBsAg từ bạn tình). Do đó, nên tiêm phòng cho bà bầu thuộc các nhóm nguy cơ cao kể trên.
Tiêm vắc - xin cúm
Phụ nữ mang thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh cúm, diễn tiến nặng và xuất hiện các biến chứng phức tạp do cúm cao hơn so với phụ nữ không mang thai vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi trong thai kỳ.
Thông thường, tiêm phòng cúm khi mang thai có thể vào bất cứ lúc nào trong thai kỳ, trước hoặc trong mùa cúm. Phụ nữ đang hoặc sắp mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng vắc - xin cúm bất hoạt (IIV).
Tiêm phòng viêm màng não (MenACWY hoặc MPSV4)
Tiêm phòng cho bà bầu cần bao gồm vắc - xin ngừa viêm màng não MenACWY hoặc MPSV4, nếu có chỉ định.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phát hiện mình đang mang thai tại thời điểm tiêm vắc - xin MenACWY nên trình bày với bác sĩ để được theo dõi thêm.
Tiêm phòng viêm màng não (MenB)
Chưa có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện để đánh giá việc sử dụng vắc - xin ngừa viêm màng não MenB ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, việc tiêm vắc - xin MenB nên được hoãn lại trong khoảng thời gian này, trừ khi có nguy cơ cao hoặc lợi ích của việc tiêm phòng được coi là vượt trội so với các rủi ro tiềm ẩn.
Vắc - xin ngừa phế cầu khuẩn polysaccharide (PPSV23)
Sự an toàn của vắc - xin ngừa phế cầu polysaccharide trong 3 tháng đầu của thai kỳ chưa được đánh giá, mặc dù chưa có bất kỳ trường hợp bất lợi nào nào được báo cáo ở những phụ nữ vô tình tiêm vắc - xin này trong thai kỳ.
Tiêm phòng bệnh bại liệt (IPV)
Mặc dù không chưa tác dụng phụ nào của IPV được ghi nhận ở phụ nữ mang thai và thai nhi, nhưng trên cơ sở lý thuyết nên tránh tiêm phòng vắc - xin này cho bà bầu.
Tuy nhiên, nếu người mẹ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và cần được bảo vệ chống lại bệnh bại liệt ngay lập tức thì có thể triển khai tiêm IPV theo lịch trình khuyến cáo dành cho người lớn.
Tiêm phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà (Tdap) hoặc uốn ván, bạch hầu (Td) cho bà bầu
Nhân viên y tế nên chỉ định một liều Tdap cho phụ nữ trong mỗi lần mang thai bất kể tiền sử tiêm Tdap trước đó như thế nào. Để tối đa hóa đáp ứng miễn dịch của mẹ và truyền kháng thể để tạo ra miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh, thời gian tối ưu cho việc tiêm phòng Tdap cho bà bầu là từ tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ. Mặc dù vậy, Tdap có thể được cung cấp cho người mẹ vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Đối với phụ nữ trước đây chưa từng được chủng ngừa với vắc - xin, nếu không thể tiêm trong khi mang thai thì nên tiêm ngay sau khi sinh. Trong trường hợp không thể sử dụng Tdap, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm Td cho phụ nữ mang thai.
Tiêm uốn ván cho bà bầu chưa bao giờ được chủng ngừa uốn ván bao gồm 3 mũi tiêm phòng uốn ván và giải độc tố bạch hầu. Lịch tiêm khuyến nghị là 0, 4 tuần và từ 6 đến 12 tháng. Tdap nên thay thế 1 liều Td, tốt nhất là trong khoảng thời gian từ tuần thai thứ 27 đến 36.
Vắc - xin phòng bệnh than
Nếu tại khu vực mà thai phụ chuẩn bị di chuyển tới, nguy cơ tiếp xúc với bào tử B. anthracis trong không khí tương đối thấp thì khuyến cáo không nên tiêm vắc - xin và nên hoãn lại cho đến sau khi mang thai.
Ngược lại, nếu nguy cơ tiếp xúc cao thì nên tiêm phòng vắc - xin ngừa bệnh than cho bà bầu, đồng thời điều trị bằng thuốc chống vi trùng trong 60 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tiêm ngừa bệnh dại
Nếu nguy cơ tiếp xúc với bệnh dại là đáng kể, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm có thể được chỉ định trong thai kỳ.
Tiêm phòng sốt vàng cho bà bầu
Cần thận trọng khi tiêm phòng sốt vàng cho phụ nữ mang thai. Nếu bắt buộc phải đi đến một nơi khác (du lịch hoặc công tác), những rủi ro đối với phơi nhiễm virus sốt vàng được cho là lớn hơn so với các rủi ro do tiêm chủng, trường hợp này bà bầu nên được tiêm phòng.
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm phòng
Mẹ nên theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm vaccines.
-
Mẹ nên chắc chắn là có thảo luận từng vaccine với bác sĩ chăm sóc sức khoẻ của mẹ trước khi chủng ngừa.
-
Nếu mẹ đang bị bệnh nhiễm trùng cấp gây sốt, bị các bệnh đang điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch hay kháng viêm steroid (corticoid)… cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Cơ địa hay dị ứng thuốc cũng nên báo cho bác sĩ chích ngừa biết mẹ nhé!
-
Mẹ nên theo dõi cơ thể trong vòng 24 – 48h sau tiêm vaccines.
-
Với những vaccines cần tiêm trước khi mang thai, mẹ cũng nên lưu ý cần tránh thai an toàn trong thời gian quy định cho từng loại vaccine đã tiêm. Nếu bị vỡ kế hoạch cần tham khảo bác sĩ.
-
Điều quan trọng là phải ghi lại chính xác về việc chủng ngừa của mẹ. Chia sẻ thông tin này với bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trước khi thụ thai và trước khi khi sinh sẽ giúp xác định loại vaccine nào mẹ cần trong thời kỳ mang thai, hay vaccine nào còn thiếu nên chích, khi nào chích nhé. Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh để chào đón thiên thần nhỏ ra đời an toàn!