Chắc hẳn rất nhiều cặp đôi sắp cưới đang loay hoay không biết nên ưu tiên cho những đầu việc nào, cắt giảm chi phí cho những mục nào để có thể đảm bảo được ngân sách cho lễ cưới của mình. Marry đã tổng hợp tất cả những kinh nghiệm của các cặp đôi đi trước để giúp các bạn tạo cho mình danh sách các bước cần thiết để chuẩn bị cho đám cưới một cách gọn gàng và tiết kiệm nhất trong mùa dịch này nhé.
Từ 6 - 12 tháng trước khi cưới
1. Lập bảng kế hoạch và kinh phí
Trước khi chuẩn bị cho mọi thứ cho đám cưới, hãy lập một ngân sách dự trù và chắc chắn cả hai bạn sẽ dùng chung một ứng dụng để có thể dễ dàng truy cập để cập nhật cũng như cân đối ngân sách cho việc chi tiêu. Việc lập bảng kế hoạch này sẽ giúp các cặp đôi tránh việc tiêu quá ngân sách cho một việc thay vì phân bổ cân bằng cho toàn kế hoạch. Các bạn có thể lập chung google excel hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu như Money Lover, Spendee, MISA,...
2. Chọn địa điểm tổ chức và không gian
Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại hình tiệc cưới đó là tiệc cưới ngoài trời và trong nhà. Với tiệc cưới trong nhà có thể hiểu là tiệc cưới được tổ chức tại tư gia của cô dâu chú rể hoặc tại các Nhà hàng - Trung tâm tiệc cưới. Với hình thức này ưu điểm sẽ là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và đảm bảo được các tiện ích về khu vực vệ sinh và hệ thống điều hòa không khí cho các khách mời khi đến dự tiệc.
Không gian sang trọng của một khách sạn tại TP.HCM với kiểu tiệc cưới trong nhà | Ảnh: Intercontinental Hotel
Còn với tiệc cưới ngoài trời thường được tổ chức tại các địa điểm ngoại cảnh có không gian rộng và thoáng mát (thông thường sẽ những địa điểm ven sông, núi đồi, vườn tược, bờ biển,...) Đây là hình thức đang được giới trẻ ưa chuộng do các đặc điểm về không gian đẹp và có thể tự do thiết kế mang đậm phong cách riêng của các cặp đôi.
Không gian rộng rãi và thoáng mát là điểm cộng lớn của tiệc cưới ngoài trời | Ảnh: SaiGon Chic
Lưu ý: Những địa điểm cưới được yêu thích thường sẽ kín lịch từ rất sớm, vậy nên các bạn hãy lập nhanh danh sách các địa điểm mà các bạn mong muốn, từ đó có thể cân đối ngân sách cho chi phí địa điểm đặt tiệc, liên hệ và đặt sớm để tránh việc loay hoay sát ngày cưới mà vẫn chưa tìm được địa điểm nhé.
3. Tìm Wedding Planner (Tư vấn tổ chức tiệc cưới)
Khi làm việc cùng với Wedding Planner, họ sẽ tư vấn cho các bạn về kế hoạch cưới hợp lý, đảm nhận nhiệm vụ trang trí, lo liệu mọi việc cần có trong hôn lễ, thay vì các bạn phải tự mình chạy đôn chạy đáo lo toan trong lễ cưới của mình. Trước khi quyết định đến gặp Wedding Planner, hãy nên xác định cơ bản các công việc cơ bản nhất phải làm trong đám cưới. Chi phí là vấn đề băn khoăn nhất, tuy nhiên nếu các bạn đã cân nhắc được vấn đề ngân sách, Wedding Planner sẽ hỗ trợ bạn tối đa hạn chế sai sót xảy ra nhất có thể, tư vấn trọn gói các chi phí tối ưu phù hợp với ngân sách của các bạn.
Wedding Planner sẽ là người giúp bạn gỡ rối trong việc lên kế hoạch để chuẩn bị cho một lễ cưới tuyệt vời | Nguồn ảnh: Pinterest
Tìm kiếm thông qua bạn bè, người thân - Những người đã có kinh nghiệm về tổ chức đám cưới, hoặc một số công ty Wedding Planner uy tín như: VDES, KISS,The Planners, Bliss Việt Nam ... Sau đó hãy lựa chọn từ 2- 4 Wedding Planner mà bạn đã tham khảo kĩ ở các kinh nghiệm mà họ đã làm cho các cặp đôi trước đó.
Ảnh Ruffledblog
Một vài lưu ý nhỏ khi các bạn làm việc cùng với Wedding Planner:
-
Xác định rõ các vấn đề cơ bản mà các bạn đang gặp phải trong khâu chuẩn bị tiệc cưới
-
Chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với phong cách của bạn
-
Gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn thông tin cũng như chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng
-
Hãy cởi mở và trao đổi thẳng thắn với Wedding Planner để họ có thể hỗ trợ và cân đối ngân sách cho các bạn tốt nhất.
Từ 3 - 6 tháng trước khi cưới
1. Lên danh sách khách mời
Công việc này sẽ mất khoảng từ 1-2 tuần để cô dâu chú rể và phụ huynh của 2 bên chốt danh sách khách mời.Trở ngại thường gặp nhất ở giai đoạn này đó là khó khăn trong việc thống nhất được lượng khách mời giữa cô dâu chú rể và bố mẹ 2 bên. Các cặp đôi thường mong muốn khách mời là mối quan hệ thân thiết và gần gũi, ngược lại đa số bố mẹ 2 bên thường sẽ mong muốn “càng đông thì sẽ càng vui”. Do đó các bạn hãy trao đổi thẳng thắn và đồng thời chốt trước số lượng khách mời mà bố mẹ có thể mời để tránh gây căng thẳng trong ngày hỷ sự của mình nhé.
2. Pre - Wedding (Hình cưới, video sự kiện diễn ra trước ngày tổ chức lễ cưới)
Đối với những cặp đôi có dự định chụp hình cưới, trong khoảng thời gian này các bạn cần phải dự tính chi phí dành cho phần Pre-Wedding là bao nhiêu. Có nhất thiết đầu tư nhiều tiền cho bước này hay không? Sau khi làm rõ được nhu cầu của cả 2, tiếp đó các bạn tiến hành lên danh sách các studio có mức dịch vụ nằm trong ngân sách, xác định địa điểm chụp ảnh cưới, thời gian chụp. Ở bước này, hãy nhớ giúp Marry rằng: Một studio có tâm sẽ luôn có một đội ngũ ekip và tư vấn khách hàng chuyên nghiệp và tận tình cho dù bạn có chọn mức giá dịch vụ như thế nào đi nữa.
Cân nhắc chi phí của Pre-Wedding với mức giá phù hợp với ngân sách của các bạn cũng là điều cần lưu ý trước khi lễ cưới diễn ra | Ảnh TuArts
>>>Xem thêm: Những lưu ý cần biết khi trước khi chụp hình cưới
Từ 1 - 2 tháng trước khi cưới
1. Chuẩn bị cho lễ phục cưới
Thời điểm này các cặp đôi sẽ bắt đầu tập trung cho việc xác định việc nên thuê hay may/mua các trang phục lễ cưới dành riêng cho mình theo ngân sách đã chi tiêu.Thông thường ở bước này sẽ tốn khá nhiều thời gian để quyết định kiểu dáng, thiết kế cũng như giá cả cho lễ phục của cô dâu và chú rể. Do đó, hãy tham khảo các studio và cửa hàng từ người thân, bạn bè đã có kinh nghiệm cũng như cộng đồng cô dâu chú rể để có thể tìm được mức giá phù hợp, nhận tư vấn may đo và chỉnh sửa trước ngày hỷ sự.
C
ác bạn có thể cân nhắc việc mua riêng cho chú rể bộ vest làm lễ phục, vì có thể sử dụng cho nhiều dip đặc biệt khác trong tương lai | Ảnh: Bundo Kim
Thử nhiều váy cưới sẽ giúp cá nhân cô dâu có thể hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của cơ thể của bản thân, có thể đưa ra so sánh được chất lượng cũng như độ tận tâm của cửa hàng mà bạn định thuê/may váy cưới.
Lưu ý: Bộ lễ phục của cả hai nên có sự hòa hợp với nửa kia của mình, tránh trường hợp lấn át nhau trong trang phục cưới.
>>>Xem thêm: Những điều cô dâu cần lưu ý khi chọn áo cưới
2. Đặt món - dịch vụ ăn thử thực đơn
Với bước này giúp cô dâu chú rể chắc chắn được việc độ ngon miệng,chất lượng cũng như sự phong phú của thực đơn tiệc cưới. Khi đi thử thực đơn, các bạn hãy dẫn theo người thân hoặc bạn bè để có thể chắc chắn được việc nêm nếm thức ăn phù hợp cho nhiều khách mời đến dự, tăng thêm sự đa dạng trong khẩu vị cho thực đơn.
Nguồn ảnh Kissthecookcastering
Khi lên thực đơn tiệc cưới, các bạn nên cân nhắc những loại thực phẩm có sẵn đang vào mùa trong thời gian mà các bạn tổ chức tiệc cưới. Vì như vậy, chất lượng cũng như độ tươi ngon của thực phẩm sẽ đảm bảo và chất lượng hơn so với những thực phẩm trái mùa. Với thực đơn tiệc cưới, các món khai vị có vai trò kích thích vị giác của các khách mời nhẹ nhàng để chuyển tiếp qua phần món chính. Trong thực đơn khai vị thường linh động trong các món súp - gỏi - chiên... Các bạn hãy cân nhắc sự kết hợp của các món khai vị này để tránh trường hợp các món ăn bị “lạc quẻ” với nhau. Sau đó là các món chính, cũng là các món ăn no trong toàn thực đơn với gia vị đậm đà và nhiều chất dinh dưỡng hơn như: cơm chiên, cá nướng, gà quay,... Hãy lựa chọn những món ăn để đảm bảo các khách mời không quá nó để có thể tận hưởng được tiếp các món tráng miệng cuối cùng.
Mì xào sa tế tôm tại | Ảnh Grand Palace
Điểm lưu ý lớn là hãy lựa chọn địa điểm tổ chức tiệc cưới uy tín và đáng tin cậy để các bạn gửi gắm, bởi có nhiều nhà hàng tiệc cưới vấn xảy ra tình trạng thực đơn ngày thử món chất lượng hơn lúc đãi tiệc.
>>>Xem thêm: Trọn bộ bí kíp khi chọn nhà hàng tiệc cưới cho cặp đôi bận rộn
3. Lên danh sách sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời
Ở thời điểm này, phía Nhà hàng/ Trung tâm/ Khách sạn các bạn đặt tiệc đã có sơ đồ vị trí cũng như số bàn dành cho khách mời vào ngày cưới của các bạn. Vậy nên các bạn hãy xem lại danh sách khách mời ứng với độ tuổi, tính cách của khách mời để có thể sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho phù hợp nhất.
Một số gơi ý từ Marry như sau:
-
Hãy đảm bảo vị trí các bàn tiệc không quá gần dàn âm thanh, cách nhau tối thiểu 100cm để khách mời và phục vụ có thể dễ dàng di chuyển
-
Người lớn tuổi hãy ưu tiên ngồi vị trí gần sân khấu để có thể dễ dàng quan sát được cô dâu chú rể
-
Với nhóm bạn thân, hãy sắp xếp các bạn ấy có thể ngồi cùng nhau, để tránh ngồi ghép bàn nhé
Trên đây là những lưu ý cần thiết để chuẩn bị cho đám cưới dành cho các cặp đôi sắp cưới nhưng vẫn đang có nhiều bối rối và bỡ ngỡ. Marry hi vọng những tips trên sẽ giúp ích cho các bạn có thể nhẹ nhàng hơn và cùng nhau đón chờ hôn lễ trong mơ của mình nhé ♥