Thanh toán

Những nguyên tắc lịch sự khi dự đám cưới ai cũng cần biết

Đăng bởi Marry Doe - 03/09/2018   |   Lượt xem: 978

Không nên uống quá chén, nên tới đúng giờ, nên thân thiện cùng mọi người là những điều tối thiểu bạn cần nhớ khi đến dự đám cưới.

1. Nên tới đúng giờ Đến dự đám cưới đúng giờ là điều lịch sự tối thiểu nhưng cũng là điều quan trọng nhất mà khách mời cần chú ý. Nếu tốt hơn nữa, bạn nên đến sớm khoảng 10 - 15 phút so với giờ được mời. Trước ngày cưới, bạn nên kiểm tra kĩ đường đi và lộ trình ngắn nhất để đảm bảo không tới muộn vì lạc đường hay tắc đường. Việc khách mời tới đám cưới đúng giờ sẽ giúp hôn lễ diễn ra đúng như kế hoạch, không làm những người khách khác phải chờ đợi lâu. bestie phep lich su trong dam cuoi 1 2. Đừng dẫn thêm ai đến nếu trên thiệp của bạn không có dấu + Nếu bạn để ý, sau tên trên thiệp của bạn thường có dấu +, tức là bạn có thể dẫn theo một ai đó cùng đi. Tuy nhiên nếu không có dấu đó, tốt nhất bạn không nên dẫn theo 1 vị khách không mời. Bình thường, người ta chỉ đặt đủ chỗ cho khách mời thôi. bestie phep lich su trong dam cuoi 2 3. Không để chuông điện thoại reo khi đôi uyên ương đang làm lễ Nếu mang theo điện thoại, bạn nên để chế độ yên lặng, tránh làm phiền tới những giờ phút thiêng liêng trong ngày cưới. Ví dụ, cô dâu chú rể đang bước lên sân khấu chính giữa giai điệu nhạc nhẹ nhàng, bất chợt tiếng chuông điện thoại ầm ĩ vang lên, thì những người khách sẽ chú ý tới âm thanh đột ngột đó mà quên đi cô dâu chú rể. Để trường hợp này không xảy ra, bạn nên tránh những tiếng động lớn đột ảnh hưởng tới không khí ngày cưới.   4. Mặc trang phục phù hợp Địa điểm tổ chức đám cưới có thể giúp bạn quyết định mình sẽ mặc gì khi đi dự tiệc. Tùy theo khung cảnh hoặc tính chất của bữa tiệc như: tiệc ngoài trời hay trong nhà, tiệc buffet hay phục vụ tại bàn mà bạn nên chọn cho mình một bộ trang phục phù hợp. Nên ăn mặc nhã nhặn và trang điểm kĩ càng nhưng đừng “quá đà”, vì dù sao người “tỏa sáng” nhất trong ngày trọng đại này là cô dâu. Hẳn là bạn không có ý làm lu mờ nhân vật chính của ngày trọng đại này. bestie phep lich su trong dam cuoi 3 5. Đừng nói/hỏi những câu đại loại như thế này: - Cưới xong tính chừng nào sinh con? Dù sao đây cũng là chuyện riêng của cô dâu chú rể, chuyện này cũng tế nhị nên tránh hỏi vào những ngày vui. Hỏi ở đám cưới thì có vẻ là hơi sớm quá đó. - Đám cưới này làm hết nhiêu tiền? Chuyện tiền bạc thì nên tránh trong hầu hết các câu chuyện. Tại sao bạn phải quan tâm đến điều đó. - Sao không mời bạn A/B/C đến? Nếu họ muốn mời, họ đã mời rồi. Còn nếu họ đã quên, nhắc bây giờ hẳn cũng đã muộn, nên tốt nhất là đừng hỏi. 6. Đừng bàn tán không hay về đám cưới Trong ngày vui, hay thậm chí là sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu chú rể đều không muốn nghe những lời không hay của khách mời. Nếu bạn không có gì tốt đẹp để nói thì tốt nhất bạn đừng nên nói gì cả. Có thể trong ý nghĩ của bạn, đồ ăn ở đám cưới không ngon, người phục vụ không tốt, hay phong cách đám cưới không sang trọng... nhưng đừng nên bàn tán về điều này. Ngày cưới chỉ có một lần trong đời và không phải cô dâu chú rể nào cũng chu toàn trong mọi việc, nên nếu khách mời cảm thông và bỏ qua những thiếu sót, đôi uyên ương sẽ rất cảm kích. 7. Đừng uống quá chén Ở đám cưới nào cũng sẽ phục vụ đồ uống có cồn nhưng với khách mời lịch sự, bạn không nên uống quá nhiều rượu, bia, không để mình say bí tỉ, vì khi say rượu, bạn có thể làm nhiều hành động không kiểm soát, gây ảnh hưởng cho cô dâu chú rể. bestie phep lich su trong dam cuoi 4 Ảnh: trangpham 8. Bỏ phong bì Việc bỏ phong bì đi đám cưới phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: - Mức độ thân thiết giữa bạn và cô dâu/chú rể: càng thân càng nên mừng nhiều. - Vị trí xã hội của cô dâu/chú rể: Đi đám cưới sếp thì phải khác so với đi đám cưới bạn xã giao. Nếu đám cưới sếp bạn có thể đi 1 triệu hoặc mua quà là vật dụng gia đình để tặng. Còn bạn xã giao thì 300.000 đồng - 500.000 đồng, tùy tình huống. - Mức độ sang trọng của nơi đãi tiệc: Đám cưới ở tư gia thường đãi tiệc sẽ tiết kiệm chi phí hơn ở nhà hàng. Nếu là nhà hàng sang trọng thì mức thấp cũng phải 500.000 đồng. Tốt nhất hãy tham khảo giá của nhà hàng đó (nếu cần) để bỏ phong bì cho phù hợp. - Điều kiện, hoàn cảnh của cô dâu, chú rể: Nếu họ có điều kiện, dư dả, bạn mừng tiền ít bạn cảm thấy ngại, thì có thể mua quà là vật dụng gia đình (trong trường hợp thân thiết). Còn không thì hãy tham khảo bạn bè thân để có cách mừng tiền phù hợp. - Bạn đi một mình hay đi nhiều người: Nếu đi một mình, có thể bỏ theo các mức 300.000 đồng - 500.000 đồng - 1 triệu. Nếu đi 2 người: 500.000 đồng hoặc 1 triệu. Nếu đi cả gia đình 4 người thì có thể 1 triệu - 2 triệu, tùy vào tình huống phù hợp. Và cuối cùng, trước khi bỏ phong bì thì hãy tham khảo trước bạn bè, người quen, đồng nghiệp để tránh lâm vào tình thế khó xử. Bỏ phong bì nhiều thì không nói gì rồi. Nhưng lỡ mà bỏ ít hơn thì cũng ngại. bestie phep lich su trong dam cuoi 5 9. Thân thiện với các vị khách khác trong tiệc Đám cưới là nơi tuyệt vời để bạn mở rộng mối quan hệ và kết giao thêm nhiều bạn mới. Vì vậy bạn nên giữ thái độ cởi mở, chuyện trò thân thiện với mọi người xung quanh, để cùng tạo nên không khí vui vẻ cho ngày cưới. bestie phep lich su trong dam cuoi 6 Một đám cưới thành công không chỉ dựa vào sự chuẩn bị của cô dâu chú rể mà còn cần có sự "hợp tác" của khách mời. Đôi khi cách cư xử của khách mời trong tiệc thậm chí còn khiến bạn ấn tượng hơn là các trang trí hay không gian đám cưới. Vì vậy, để bạn trở thành những vị khách lịch sự, góp phần làm niềm hạnh phúc của đôi uyên ương thêm trọn vẹn, hãy lưu ý những điều trên đây nhé! Bestie

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào