Đăng bởi Thuận Huỳnh - 12/04/2024 | Lượt xem: 3532
Mỗi quốc gia trên thế giới luôn có một nét đẹp riêng và đặc sắc trong phong tục đám cưới của đất nước họ. Với sự đa dạng trong phong tục tập quán cưới hỏi tại Việt Nam thì dưới đây là nhừn phong tục truyền thống luôn xuất hiện trong những lễ cưới Việt Nam từ ngày xưa cho đến hiện đại. Hãy cùng Marry tham khảo những phong tục truyền thống trong lễ cưới Việt Nam nhé!
1. Ngày lành tháng tốt
Chọn ngày cưới luôn là vấn đề đầu tiên khi các cặp đôi lên kế hoạch cho tổ chức đám cưới. Điều dễ nhìn thấy ở những lễ cưới Việt Nam là người lớn trong gia đình sẽ dẫn các cặp đôi đi xem ngày lành tháng tốt, phù hợp với cô dâu chú rể để cử hành đám cưới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang đến tốt lành cho cặp đôi.
2. Đám hỏi
Thay vì bên phương Tây chỉ có một hình thức duy nhất trước khi tổ chức đám cưới chính là Cầu hôn thì ở Việt Nam lại có tận ba nghi lễ truyền thống. Trong đó, phải kể đến đầu tiên chính là đám hỏi hay còn được gọi là lễ ăn hỏi.
Đây là quá trình mà nhà trai xin phép nhà gái về chuyện xin cưới hỏi. Theo truyền thống trong lễ cưới Việt Nam, chú rể sẽ cùng gia đình của mình qua nhà gái để trao quả, của hồi môn và nói chuyện với đại diện của nhà gái để xin phép gả con gái của họ cho con trai của mình. Buổi lễ mang một ý nghĩa trong truyền thống cưới hỏi của người Việt, hôn nhân cũng cần có đầu có đuôi, cần có sự xin phép và đồng ý từ hai bên gia đình.
3. Cầu nguyện tại bàn thờ
Vào thời gian diễn ra lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ phải khấn vái và cầu nguyện trước bàn thờ tổ tiên của gia đình hoặc bàn thờ được lập sẵn trong không gian tổ chức lễ. Bàn thờ với nến được thắp sáng cùng với lư hương, những lễ vật khác, cặp đôi sẽ thắp nhang hoặc chắp tay cầu nguyện trước bàn thờ cho đến khi lời cầu nguyện kết thúc. Việc cầu nguyện giúp cho cặp đôi được tổ tiên phù hộ, mang đến cho mình những điều tốt lành trong cuộc sống lẫn hôn nhân gia đình.
4. Dâng trà và thắp nến
Có khá nhiều lễ nghi sẽ diễn ra trong suốt quá trình làm lễ và trong đó không thể thiếu nghi thức dâng trà và thắp nến trên bàn thờ tổ tiên. Hai ngọn nến long phụng sẽ được thắp lên từ chính ngọn đèn đặt trên bàn thờ. Người đại diện sẽ cầm hai ngọn nến hai ngọn nến khấn vái trước, khi lửa đã cháy đều thì sẽ truyền lại cho cô dâu chú rể, mỗi người một ngọn để cắm lên chân đèn trên bàn thờ gia tiên. Ngọn nến này sẽ mang đến ý nghĩa vợ chồng thuận hòa và làm ăn phát đạt trong cuộc sống.
Tiếp đến sẽ là lễ dâng trà hoặc rượu cho những người đang góp mặt trong buổi lễ theo thứ tự ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, các anh, các chị của hai bên gia đình. Nếu lễ dâng trà bên nhà gái thì tất nhiên sẽ ưu tiên những thành viên bên nhà gái trước. Ý nghĩa đằng sau của nghi lễ dâng trà chính là đón chào chàng rể mới còn sâu xa hơn nữa là lời chào tạm biệt của cô dâu với người thân trong gia đình để đi làm dâu bên nhà chồng.
5. Quà cưới
Quà cưới ở đây còn thể hiểu là của hồi môn mà cha mẹ hai bên gia đình tặng cho cô dâu chú rể. Hoặc đó cũng sẽ là những phần quà mà người thân trong hai bên gia đình dành tặng cho cặp đôi, thường thấy nhất là sẽ được tặng tiền, vàng hoặc nữ trang. Có thể coi đây là một số vốn nho nhỏ dành cho cô dâu và chú rể trong bước đầu trở thành gia đình của nhau.
6. Trang phục cưới của cô dâu: áo dài
Trải qua nhiều thăng trầm giai đoạn của lịch sử, trang phục cưới truyền thống của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Trang phục gần đây và được nhiều bạn bè trên quốc tế biết đến nhiều nhất đó chính là áo dài. Vào ngày cưới, cô dâu sẽ diện một bộ áo dài cưới màu đỏ, màu trắng hoặc một màu sắc bất kì mà cô dâu thích. Hình ảnh khi cô dâu xuất hiện trong bộ áo dài ở ngày cưới đã là một hình ảnh quen thuộc nhưng không hề mờ nhạt trong mắt người xem, đặc biệt là chú rể. Bộ áo dài có thể không quá nổi bật nhưng đó sẽ là khoảnh khắc đẹp nhất của các nàng dâu trong chính lễ cưới của mình.
7. Trang trí tiệc cưới
Trong lễ cưới của ông bà cha mẹ ta tuy không được trang trí quá rình rang như hiện nay, chỉ trang trí bàn thờ truyền thống với màu đỏ và vàng, biểu tượng hạnh phúc lứa đôi, nến và lư hương truyền thống. Còn hiện nay, với sự phát triển không ngừng của dịch vụ cưới hỏi thì các cặp đôi lại càng đầu tư hơn vào trang trí cho không gian ngày cưới. Không chỉ riêng bàn thờ, các cặp đôi còn chọn trang trí cho cổng hoa, bàn họ hay ghế cho khách ngồi. Vừa đẹp về hình thức, vừa mang đến cái nhìn lịch sự cho khách mời khi đến tham dự.